Kĩ năng sống

BÀI 1: KĨ NĂNG HÒA NHẬP MÔI TRƯỜNG MỚI (TIẾT 1)

I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu được một số thay đổi khi vào lớp 1.

- Biết được một số yêu cầu cần thực hiện để hòa nhập môi trường mới.

- Vận dụng được 1 số hành động để thích nghi với môi trường mới.

II. Đồ dùng dạy - học

- Tranh in các tình huống theo mẫu SGK.

III. Hoạt động dạy - họcC:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image004.gif

1. Khởi động

Chơi trò chơi “ Trời nắng, trời mưa”

2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng.

Hoạt động 1:Trải nghiệm.

 GV đọc cho HS nghe câu chuyện “ Bạn Vũ đi học”

- Khi ngày mai đi học, bạn Vũ nói gì?

- Mẹ đưa bạn Vũ đi đâu? Mẹ nói gì với bạn Vũ?

- Sau khi được mẹ giới thiệu bạn Vũ đã nói gì với mẹ?

- Còn em, em có suy nghĩ gì trước khi chuẩn bị vào trường tiểu học?

- Em đã làm gì khi đến với ngôi trường mới?

HS trả lời, GV chốt ý kiến.

Hoạt động 2:Chia sẻ, phản hồi.

- GV yêu cầu HS quan sát  4 hình ảnh bên dưới.

- GV đọc cho HS nghe bài thơ “Bạn mới đến trường”

- Yêu cầu HS dựa theo nội dung bài thơ và đánh số thứ tự xuất hiện các hình ảnh.

- HS làm việc nhóm 2 thực hiện nhiệm vụ trên.

- GV nhận xét.

Hoạt động 3:Xử lí tình huống

- GV nêu tình huống

Tình huống 1: Khi có một người bạn mới đến, Em rất muốn biết tên bạn đó. Em sẽ nói gì với bạn?

Tình huống 2: Khi cô giáo vừa giảng bài xong, em nghe chưa rõ. Em sẽ hỏi lại thế nào?

Tình huống 3: Đến ngôi trường mới em rất muốn đi vệ sinh nhưng không biết nhà vệ sinh ở đâu, em sẽ làm gì?


GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4, thảo luận ( mỗi nhóm 1 tình huống)

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.

- HS nhận xét, GV nhận xét. Chốt ý đúng.

Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm

Để hòa nhập được môi trường mới em cần làm gì?

- HS trả lời. GV nhắc nhở HS: để hòa nhập được môi trường mới em cần mạnh dạn, tự tin,  gần gũi, cởi mở với bạn bè, thầy cô. Có điều gì chưa rõ em có thể hỏi thầy cô, bạn bè.

- Nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị tiết sau.

 

(TIẾT 2)

 

           Hoạt động 5: Hoạt động thực hành

Rèn luyện:

GV đọc tên các phòng học: thư viện, phòng học, phòng y tế, phòng vi tính.

- Đọc các thông tin tương ứng ( SGK)

- Thảo luận nhóm đôi nối hình ảnh với thông tin phù hợp.

- HS thảo luận nhóm, làm bài.

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

          GV chốt: thư viện -  đọc sách;  phòng học - học tập; phòng y tế - chăm sóc sức khỏe;  phòng vi tính - học tin học.

Hoạt động 6: Định hướng ứng dụng.

- Em hãy kể tên những hành động  thể hiện học sinh tích cực

- GV nêu mẫu: siêng năng phát biểu ý kiến; đi học đều, đúng giờ...

- HS kể thêm các hoạt động.

- GV nhận xét, khen ngợi những HS có nhiều ý kiến đóng góp.

 Hoạt động 7: Ứng dụng

- GV dọc cho HS nghe bài tập ứng dụng.

- Yêu cầu HS đánh dấu x vào ô  trống trước việc em đã làm được.

- HS làm bài, chữa bài.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.

3. Củng cố, dặn dò

GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị tiết sau.

 

Kĩ năng sống

BÀI 2: KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT ĐIỀU MUỐN NÓI


 I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu được yêu cầu cơ bản khi diễn đạt cảm xúc, ý nghĩ của mình

- Biết được một số cách diễn đạt điều muốn nói hiệu quả.

- Vận dụng bài học để tự tin, mạnh dạn nói ra điều mình suy nghĩ.

II. Đồ dùng dạy - học

Vở BT Kĩ năng sống.

III. Hoạt động dạy - học

( TIẾT 1)

 

1. Khởi động

Lớp phó văn nghệ lên tổ chức 1 trò chơi ( HS cả lớp tham gia chơi)

2. Bài mới:  GV giới thiệu nội dung bài học, ghi mục bài lên bảng

Hoạt động 1:trải nghiệm

 GV đọc cho HS nghe câu chuyện “ Sức mạnh của lời nói”

- Ai tới tìm thỏ?  Thỏ đã dặn cừu điều gì?

- Theo em vì sao Thỏ thoát nạn?

- Thỏ là con vật như thế nào?

HS trả lời, GV chốt ý kiến.

Hoạt động 2:Chia sẻ, phản hồi

- GV yêu cầu HS quan sát  hình ảnh ở SGK?

- Bức tranh vẽ gì?

- Em thấy các bạn nhỏ trong tranh như thế nào?

- Em hãy chia sẻ niềm vui của mình khi được cô giáo khen?

- Học sinh trả lời.

GV nhận xét, nhắc nhở HS: muốn được cô giáo khen các em cần chăm chỉ học tập, học bài và làm bài đầy dủ, không nói chuyện riêng trong giờ học...

Hoạt động 3:Xử lí tình huống

- GV nêu tình huống

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4, thảo luận ( mỗi nhóm 1 tình huống)

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.

- HS nhận xét, GV nhận xét. Chốt ý đúng.

Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image005.gif- GV nêu bài tập: hãy tô màu vào      ở những hành động đúng

- GV đọc lần lượt các hành động, HS cho ý kiến.


- Vì sao em chọn tô màu hành động này?

- GV nhận xét. 

 

 ( TIẾT 2)

 

          Hoạt động 5: Hoạt động thực hành

Rèn luyện:

          - GV  yêu cầu HS quan sát  hình 1 và hình 2 SGK? GV đọc thông tin hình ảnh để HS  nghe.

- Hoạt động nhóm 2 đặt câu theo mẫu trên.

- Gọi đại diện các nhóm lên thực hành nói  lời đề nghị.

- HS các nhóm khác nhận xét, GV nhận xét.

Hoạt động 6: Định hướng ứng dụng

          - GV yêu cầu HS thực hành tập nói to và rõ cảm xúc của mình bằng cách mở đầu. Con nghĩ.....      theo con nghĩ.......        theo mình nghĩ.....

- Tập nói ngắn gọn : Con có hai ý : một là .......   hai là: .....

- HS thực hành nói trước lớp

- GV nhận xét, khen ngợi những HS có mạnh dạn tự tin khi diễn đạt. Nhắc nhở HS còn rụt rè cần mạnh dạn hơn.

- GV cho HS đọc thuộc bài thơ “ Nói lời chân thành”

 Hoạt động 7:Ứng dụng

- GV đọc cho HS nghe bài tập ứng dụng.

          - Yêu cầu HS hoạt động  nhóm 2, suy nghĩ, tìm cách diễn đạt điều mình muốn nói và nói cho các bạn cùng nghe.

- HS thực hành nói trước lớp

- GV nhận xét, chỉnh sửa.

3. Củng cố, dặn dò

GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị tiết sau.

 

Kĩ năng sống

             BÀI 3: KĨ NĂNG LÀM QUEN BẠN MỚI

I. Yêu cầu cần đạt

         - Hiểu được một số yêu cầu khi làm quen bạn mới.

         - Biết được một số cách làm quen bạn mới.

         - Vận dụng bài học vào việc tự tin làm quen bạn mới.

         II. Đồ dùng dạy - học


         Vở BT Kĩ năng sống.

         III. Hoạt động dạy - học

         1. Khởi động

         - Cả lớp hát bài: Tìm bạn thân

         2. Bài mới:  GV giới thiệu nội dung bài học, ghi mục bài lên bảng.

(TIẾT 1)

Hoạt động 1:Trải nghiệm

- GV đọc cho HS nghe câu chuyện “ Niềm vui mới”

- Vì sao bạn Tuấn lại ngồi buồn thế?

- Ai đã rủ bạn Tuấn ra chơi ?

- Bạn Tuấn có ra chơi với các bạn đó không?

- Nếu em là Tuấn, em sẽ làm gì để làm quen với các bạn trong lớp?

HS trả lời, GV chốt ý kiến.

Hoạt động 2:Chia sẻ - Phản hồi

- Em hãy kể tên 3 người bạn của em.

- Em và các bạn đã làm quen với nhau như thế nào?

- Học sinh thảo luận nhóm 2 và tự giới thiệu về mình để làm quen.

- HS trả lời, GV chốt ý kiến.

Hoạt động 3:Xử lí tình huống

- GV nêu tình huống

- Em hãy quan sát tranh, thảo luận N4  cho biết bức tranh vẽ gì?

- Bạn Tuấn mong ước điều gì?

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày. Nhận xét

Ứng xử của em:

- Hãy nghĩ cách giúp bạn ấy làm quen với các bạn.

- Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

 Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm

   -  Hãy chọn các từ ngữ để điền vào chỗ trống: nụ cười, chào bạn, tên.

    - Khi gặp bạn, em sẽ ......................... Không quên giới thiệu về bản thân mình và luôn nở .................... Sau đó, có thể hỏi .................... của bạn.

          - GV nhận xét, chốt kiến thức: Khi gặp bạn, em sẽ chào bạn. Không quên giới thiệu về bản thân mình và luôn nở nụ cười. Sau đó, có thể hỏi tên. của bạn.

     Hoạt động 5: Hoạt động thực hành.

    Rèn luyện:


          Hãy mời một người bạn cùng tham gia.

          - Trò chuyện và nhớ sở thích của bạn ấy.

          - Viết sở thích của bạn ấy vào chiếc bánh sinh nhật bên cạnh.

          - HS thực hành - trình bày -HS các nhóm khác nhận xét,

          - GV nhận xét.

Hoạt động 6  Định hướng ứng dụng

          Khi gặp bạn mới, em nên chủ động làm quen.

    Hãy đánh dấu  x vào           ở hành động làm quen bạn mới.

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image007.gif                       a. Giới thiệu về mình : tên, tuổi, trường, lớp,.....

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image007.gif                        b. Hỏi tên bạn, trường, lớp của bạn.

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image008.gif                        c. Khoe  đồ chơi.

                                   d. Giới thiệu về thầy cô giáo của mình.

         - GV nhận xét, khen ngợi những HS có mạnh dạn làm quen với bạn mới.  Nhắc nhở HS còn rụt rè cần mạnh dạn hơn.

          Hoạt động 7: Ứng dụng

          Lập sổ tay tình bạn:

          - Hãy cùng các bạn trong lớp tạo nên cuốn Sổ tay tình bạn theo mẫu ở phía dưới.

         - Sau một tuần, em cùng các bạn xem sổ tay của ai nhiều địa chỉ liên lạc hơn.                                Tên bạn:

                                       Sinh ngày:

                                       Sở thích:

                                       Ước mơ:

         3. Củng cố, dặn dò

         GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị tiết sau.

 

Kĩ năng sống

BÀI 4:  KĨ NĂNG THỂ HIỆN LÀ NGƯỜI BẠN TỐT ( TIẾT 1)

         I.  Yêu cầu cần đạt

        Thực hành xong bài này, em:

        - Biết được thế nào là người bạn tốt.

        - Hiểu được một số hành động thể hiện là người  bạn tốt.

        - Tích cực thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng và yêu quý bạn.

        II. Đồ dùng dạy - học


        Vở BT Kĩ năng sống.

        III. Hoạt động dạy - học

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.gifC:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image002.gifC:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image003.gifC:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image004.gif       1. Khởi động

       Lớp phó văn nghệ cho cả lớp hát bài:" lớp chúng mình”

       2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng

       3. Hoạt động cơ bản

       Hoạt động 1:Trải nghiệm

       - HS thảo luận nhóm 2 -  Hãy quan sát hình vẽ trang 15 và mô tả hành động của các bạn trong hình.

       - Hành động nào thể hiện là người bạn tốt?

       - Đại diện nhóm trình bày - nhận xét.

        Hoạt động 2: Chia sẻ - phản hồi.

        - Em đã từng làm gì để thể hiện mình là người bạn tốt?

        - HS trình bày - nhận xét.

         GVKL: Người bạn tốt là người biết chia sẻ, giúp đỡ bạn trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.

         Hoạt động 3:Xử lí tình huống

         Tình huống:

                    Minh: - Đến giờ Toán, Minh loay hoay mượn cục tẩy.

                    Bình: Ôi ! Mình quên tẩy ở nhà mất rồi.

         Ứng xử của em:

         - Nếu là bạn cùng lớp, biết Minh quên cục tẩy em sẽ làm gì?

         - HS trình bày trước lớp. GV kết luận.

         Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm

         - Chuẩn bị: Giấy, bút chì, tẩy, bút màu.

         - Tiến hành: Hãy vẽ một giỏ hoa thật đẹp để tặng cho người bạn tốt của mình.

         - HS  vẽ xong, cho các em  chọn bạn để tặng , sau đó GV hỏi: Vì sao em lại tặng hoa cho bạn ấy?

         - GV KL:

          4. Củng cố dặn dò

          - Nhận xét chung giờ học.          

Kĩ năng sống

BÀI 4: KĨ NĂNG THỂ HIỆN LÀ NGƯỜI BẠN TỐT (TIẾT 2)

         I.  Yêu cầu cần đạt

        Thực hành xong bài này, em:

        - Biết được thế nào là người bạn tốt.


        - Hiểu được một số hành động thể hiện là người  bạn tốt.

        - Tích cực thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng và yêu quý bạn.

        II. Đồ dùng dạy - học

Vở BT Kĩ năng sống.

III. Hoạt động dạy - học

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.gifC:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image002.gifC:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image003.gifC:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image004.gif1. Khởi động

Lớp phó văn nghệ cho cả lớp hát bài:" lớp chúng mình”

2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng.

          Hoạt động 1: Hoạt động thực hành.

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image009.gif          a, Rèn luyện

          HS thảo luận N2, quan sát tranh vẽ trang 16 rồi  đánh dấu x vào

những hành động tốt trong hình.

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image010.gif                             a. Đứng lại..........

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image010.gifC:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image010.gif                             b. Mình đọc sách cho bạn nghe nhé!

                             c. Ôi, bạn có đau không!

          - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét.

          - GV KL: Hành động tốt là hình b và c.

          b, Định hướng ứng dụng

          - GV đọc cho HS nghe hai câu ca dao sau:

Bạn bè thì phải ân cần

Khó khăn, thuận lợi lâu dần nên thân.

          Hoạt động 2: Hoạt động ứng dụng

          Hãy đưa ra 3 hành động thể hiện là người bạn tốt khi:

          a, Học tập cùng bạn.

          b, Vui chơi cùng bạn.

- Yêu cầu HS hoạt động  nhóm 2, suy nghĩ, tìm cách diễn đạt điều mình muốn nói và nói cho các bạn cùng nghe.

 - HS thực hành nói trước lớp

 - GV nhận xét, chỉnh sửa.

3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị tiết sau.

Kĩ năng sống


BÀI 5: KĨ NĂNG THỂ HIỆN LỄ PHÉP TRONG GIA ĐÌNH (TIẾT1)

         I.  Yêu cầu cần đạt

        Thực hành xong bài này, em:

        - Biết được một số biểu hiện của sự lễ phép trong gia đình.

        - Hiểu được một số yêu cầu về ứng xử trong gia đình.

        - Tích cực thực hiện một số hành động thể hiện lễ phép trong gia đình.

        II. Đồ dùng dạy - học

        Vở BT Kĩ năng sống.

         III. Hoạt động dạy - học

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.gifC:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image002.gifC:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image003.gifC:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image004.gif        1. Khởi động

        Lớp phó văn nghệ cho cả lớp hát bài:" Tiếng chào theo em”

        2. Bài mới

        GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng

        3. Hoạt động cơ bản

        Hoạt động 1: Trải nghiệm

         -GV kể cho HS nghe câu chuyện “Chiếc túi xách”

         - GV nêu câu hỏi HS tìm hiểu chuyện:

         - Cô em gái trong câu chuyện đã hành động như thể nào?

         - Em có đồng ý với hành động của cô em gái trong câu chuyện không?

         - HS trả lời, GV chốt ý đúng.

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image011.gif         Hoạt động 2: Chia sẻ - Phản hồi

- Em hãy thảo luận nhóm đôi rồi đánh dấu xvào        ở hành động phù hợp.

- HS trình bày, GV chốt ý đúng.

Hoạt động 3:Xử lí tình huống

 - GV nêu tình huống:

          Hôm nay là thứ bảy, Hùng không phải học bài. Hùng muốn xem phim hoạt hình, nhưng ông ngoại lại đang xem thời sự.

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image012.gif          Ứng xử của em:

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image013.gifNếu em là Hùng em sẽ chọn cách ứng xử nào? Hãy đánh dấu xvào         

a) Tập đàn trước, xem phim hoạt hình sau.


C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image014.gifb) Tự lấy điều khiển ti vi, chuyển sang phim có kênh hoạt hình.

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image015.gifc) Ngồi xem thời sự cùng ông.

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image016.gifd) Đòi ông cho xem phim hoạt hình trước.

- HS trình bày - GV nhận xét - Chốt ý đúng

Hoạt động 4:Rút kinh nghiệm

Duopwis đây là một số tình huống xảy ra ở nhà bạn Nam, hãy:

- Vẽ mặt mếu bên cạnh hành động thiếu lễ phép.

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image017.gif- Vẽ mặt cười bân cạnh hành động lễ phép.

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image011.gifa) Nam cố tình đi kéo lê dép khi mẹ không cho xem ti vi tiếp.

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image018.gifb) Nam ném đồ chơi về phía em khi bố bảo nhường đồ chơi cho em.

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image019.gifc) Nam xin phép bố mẹ sang nhà bạn chơi.

d) Nam ăn vạ khi mẹ không cho mua đồ chơi.

C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image020.gife) Nam xin lỗi mẹ vì đã làm mất hộp bút.

            - HS nêu ý kiến - GV nhận xét - Chốt kiến thức: Lễ phép với người thân là thể hiện tình yêu thương đối với họ.

        3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị tiết sau.

 

Kĩ năng sống

BÀI 5: KĨ NĂNG THỂ HIỆN LỄ PHÉP TRONG GIA ĐÌNH (TIẾT2)

         I.  Yêu cầu cần đạt

        Thực hành xong bài này, em:

        - Biết được một số biểu hiện của sự lễ phép trong gia đình.

        - Hiểu được một số yêu cầu về ứng xử trong gia đình.

        - Tích cực thực hiện một số hành động thể hiện lễ phép trong gia đình.

        II. Đồ dùng dạy - học

         Vở BT Kĩ năng sống.

        III. Hoạt động dạy - học


C:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.gifC:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image002.gifC:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image003.gifC:\DOCUME~1\PHUHUN~1\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image004.gif        1. Khởi động

        Hát bài: “ Tiếng chào theo em”

        2. Bài mới

        GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng

        Hoạt động 1: Hoạt động thực hành

        a) Rèn luyện

         HS kể lại câu chuyện “Chiếc túi xách” trong nhóm.

         - Gọi đại diện nhóm trình bày.

         b) Định hướng ứng dụng

         GV nêu tình huống, HS thảo luận nhóm 4

         Em sẽ làm gì trong những tình huống dưới đây để thể hiện ḿnh là người lễ phép?

- Đi học về thấy ông đang chơi cờ với bạn của ông.

- Em làm rơi chiếc điện thoại của mẹ.

          - Đại diện nhóm trình bày -  GV nhận xét, khen ngợi những HS có nhiều ý kiến tốt.

 Hoạt động 2:Ứng dụng

- GV đọc cho HS nghe bài tập ứng dụng.

          BT: hãy kể những hành động lễ phép và chưa lễ phép của em trong gia đình.

HS kể, bạn nhận xét, GV kết luận.

3. Củng cố, dặn dò

GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị tiết sau.

 

 

Kĩ năng sống

BÀI 6:  KĨ NĂNG THỂ HIỆN TÌNH YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH (TIẾT1)

         I.  Yêu cầu cần đạt

        Thực hành xong bài này, em:

        - Biết được một số biểu hiện cụ thể của tình yêu thương gia đình.

        - Hiểu được một số yêu cầu để thể hiện tình yêu thương gia đình.

        - Tích cực thực hiện các hành động yêu thương gia đình.

        II. Đồ dùng dạy - học

        Vở BT Kĩ năng sống.

       III. Hoạt động dạy - học

nguon VI OLET