Tuần 06 Ngày soạn: 10/09/2020
Tiết 24
Làm văn: LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT/MỤC TIÊU
I. Về kiến thức
- Hiểu vai trò của thao tác lập luận so sánh.
- Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn bài văn nghị luận.
- Mục đích và tác dụng của thao tác lập luận so sánh.
-Yêu cầu về một số cách so sánh.
II. Về kĩ năng
- Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong các văn bản.
- Viết các đoạn văn so sánh phát triển một ý cho trước.
- Viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội hoặc văn học có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
III. Về thái độ
- Rèn luyện ngôn ngữ, thao tác lập luận.
- Cần có ý thức vận dụng kiến thức vào làm bài.
- Biết vận dụng thao tác so sánh trong cuộc sống hàng ngày.
IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá các đề văn giáo viên đưa ra, giải quyết được các tình huống giáo viên đưa ra.
- Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt các câu hỏi khác nhau về một đề văn-xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới-phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan để hoàn thành nội dung kiến thức bài học. Trình bày suy nghĩ và khái quát hóa thành các luận điểm.
-Năng lực hợp tác:thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, học sinh biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch thực hiện chương trình, Kế hoạch dạy học
- Các slide trình chiếu (nếu có)
- Các phiếu học tập, bao gồm: phiếu bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình luyện tập.
Phương pháp dạy học:
- Nêu vấn đề- trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi
- Trong quá trình HS luyện tập, GV gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để HS thảo luận.
II. Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:
- Đọc trước văn bản trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập
C. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT


GV giao nhiệm vụ
Hãy so sánh hình ảnh trẻ thơ trong các câu thơ sau:
Hai bức tranh về đời sống trẻ thơ
    Miền Bắc thiên đường của các con tôi
                                      (Tố Hữu - Bài ca xuân 61)
   Tôi đã gặp những đứa em còm cõi
Lên  năm  lên sáu tuổi đầu
   Cơm thòm thèm độn cám và rau
   Mới tháng ba đã  ngóng mong đến tết
   Để được ăn cơm no có thịt
    (Phùng Quán - Chống tham ô lãng phí)
HS thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chốt kiến thức và dẫn vào bài mới: Tố Hữu nhìn cuộc sống bằng đôi mắt lạc quan của một người làm công tác chính trị, luôn hướng về tương lai tươi sáng và chỉ miêu tả những gì gợi sự phấn chấn, tin tưởng. Trái lại, Phùng Quán quan sát và miêu tả cuộc sống từ những hình ảnh thực đang diễn ra hằng ngày, trước mắt.
Nhận xét này có được nhờ có sự so sánh hình ảnh trẻ thơ trong 2 văn bản. Chúng ta đã học xong phần lí thuyết thao tác lập luận so sánh. Hôm nay, chúng ta tiếp tục làm phần thực hành. 





HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (LỒNG GHÉP VÀO HOẠT ĐỘNG 3)
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP ( 35 phút)
(HS làm việc cá nhân, GV cho lớp nhận xét, GV đánh giá, ghi điểm)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT


*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập về lập luận so sánh và cách so sánh.
Thế nào là so sánh? Có mấy cách so sánh?
HS: Tái hiện kiến thức và trình bày.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức

Khi cần so sánh, chúng ta sẽ làm như thế nào?
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
nguon VI OLET