Tuần :
1

 Ngày soạn :
09/9/2020

Tiết :
1

 Ngày dạy :
10/9/2020



CHƯƠNG I. CƠ HỌC
BÀI 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học.
- Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động.
- Có khái niệm đứng yên và chuyển động từ đó hiểu rõ tính tương đối của chuyển động.
2. Kĩ năng:
- Lấy được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống.
- Nêu được những ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Xác định được các dạng chuyển động thường gặp như chuyển động thẳng, cong, tròn..
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học và thích khám khá tự nhiên.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài học :
- Chuyển động cơ học là gì?
- Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
- Các dạng chuyển động thường gặp.
5. Định hướng phát triển năng lực
a)Năng lực chung :
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b)Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
II. CHUẨN BỊ
1. Đối với GV:
- Tranh vẽ phóng to hình 1.1;1.2;1.3 trong SGK.
2. Đối với mỗi nhóm HS:
- Tài liệu và sách tham khảo
3. Bảng tham chiếu các cấp độ kiến thức nội dung cho câu hỏi và bài tập trong bài
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao


Chuyển động cơ học


- Biết được một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.
- Biết được các vật chuyển động hay đứng yên đều có tính tương đối.
- Biết được các dạng chuyển động thường gặp.
- Nắm được một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.
- Nắm được các vật chuyển động hay đứng yên đều có tính tương đối.
- Nắm được các dạng chuyển động thường gặp.
Vận dụng được kiến thức để trả lời các câu C1 đến C6.
- Biết cách lập luận các bài toán đơn giản ở SGK, SBT.
Giải được các bài tập * ở SBT VL8

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới.
A. Khởi động (3’):
- Gv giới thiệu nội dung chương trình môn học trong năm.
- Gv đưa ra một hiện tượng thường gặp liên quan đến bài học.
- Yêu cầu học sinh gải thích
- Gv đặt vấn đề vào bài mới.
- HS ghi nhớ
- HS nêu bản chất về sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và trái đất trong hệ mặt trời.
- HS đưa ra phán đoán
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên. (11’)
* Mục tiêu : Hiểu và nắm được thế nào là chuyển động cơ học.
* Phương pháp : Dạy học tích cực, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
* Hình thức tổ chức : Thảo luận nhóm , trao đổi thông tin. Hỏi - Đáp
* Phương tiện dạy học : Hình vẽ, dụng cụ thí nghiệm, bảng phụ
* Sản phẩm cần đạt : Trả lời được các câu C2 đến C3. Phát biểu được định nghĩa về chuyển động cơ học.
* Định hướng các năng lực ( Năng lực hình thành cho HS sau hoạt động) :Năng lực kiến thức vật lí. Năng lực phương pháp thực nghiệm. Năng lực trao đổi thông tin. Năng lực cá nhân của HS.

- Yêu cầu HS thảo luận C1
- GV nhận xét và đưa ra 1 cách xác định khoa học nhất.
- GV đưa ra khái niệm về chuyển động cơ học.
- Y/c HS hoàn thành C2, C3




- GV đưa ra kết luận.

GV chuyển ý : Vậy khi có 1 vật này chuyển động so với vật làm mốc nhưng vật đó có đứng yên hay chuyển động với vật khác
nguon VI OLET