Tuần: Ngày..............tháng...........năm 2021
Ngày soạn: Kí duyệt của BGH:
Ngày dạy:


CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO (10 tiết)
BÀI 7. THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS ĐO NHIỆT ĐỘ (3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật.
-Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ nóng, lạnh của vật.
-Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.
-Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ
-Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng nhiệt độ trước khi đo; ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.
-Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Tự quyết định cách thức giải quyết vấn đề, tự đánh giá về quá trình và kết quả giải quyết vấn đề.
+Giao tếp và hợp tác: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm theo yêu cầu.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn đề, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo khi giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết qủa tốt nhất.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ nóng lạnh của vật; nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius; nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ; nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.
+ Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được nhiệt độ các vật bằng nhiệt kế.
3. Phẩm chất
-Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác.
- Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết qủa thu thập.
- Chủ động trong học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK.
- Phiếu học tập, dung cụ đo nhiệt độ; thí nghiệm.
2. Học sinh
- Vở ghi, SHS, đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Hoạt động

1;2

 Hoạt động khởi động


Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế

3
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thang nhiệt độ Celsius


Hoạt động 3: Ước lượng nhiệt độ của vật và lựa chọn nhiệt kế. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế


Hoạt động luyện tập, vận dụng


Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường của nước ta và các ước số, bội số thường dùng của đơn vị này?
Câu 2: Nêu các bước đo thời gian của một hoạt động?
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS theo dõi tình huống sau, trả lời các câu hỏi:
Mẹ: Mẹ sờ trán em Vinh thấy hơi nóng. Có lễ em Vinh bị sốt rồi.
Vân: Con sờ trán em Vinh thấy bình thường mà.
Vậy theo em, em Vinh có bị sốt không? Để biết chính xác em Vinh có bị sốt không ta nên làm thế nào?
HS: Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ
GV: Vậy bài học hôm nay cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu về cách sử dụng nhiệt kế, thang đo nhiệt độ và những vấn đề liên quan.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Nhiệt độ và nhiệt kế
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế
a) Mục tiêu: HS phát biểu được nhiệt độ là số đo độ nóng lạnh của vật.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung
nguon VI OLET