Ngày soạn: 24/08/2019 Tuần 1
Ngày giảng: 26/08/2019 Tiết 1

Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần đạt:
1. Kiến thức: Nhận biết được:
- Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
- Mục đích học tập lịch sử (để biết gốc tích của tổ tiên, quê hương đất nước, để hiểu hiện tại).
- Phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.
2. Kĩ năng:
- Phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.
- Giúp HS có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát.
3. Tư tưởng:
- Bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
- Có trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học; giao tiếp; hợp tác; giải quyết vấn đề; sáng tạo; hợp tác; sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện hiện tượng lịch sử; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; so sánh.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập.
3. Bảng tham chiếu các mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết (MĐ1)
Thông hiểu (MĐ2)
Vận dụng thấp (MĐ3)
Vận dụng cao (MĐ4)

Lịch sử là gì?
Nhận biết được xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.




Mục đích học tập Lịch sử

- Lí giải được mục đích học tập lịch sử.
- Lịch sử giúp em biết được gì.
Phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.
Tại sao chúng ta phải học Lịch sử.

III. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Hướng dẫn HS cách soạn bài và vở học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị một số đồ dùng học tập cần thiết cho môn học.
3. Bài mới.
A. Khởi động:
Hoạt động 1: Mở đầu (4’)
* Mục tiêu: GV đưa ra các tình huống để HS dự đoán, GV giúp HS dự đoán một số tình huống như: được chúng ta sẽ học được những kiến thức gì về môn Lịch sử? Ở các lớp dưới của chương trình Tiểu học có học Lịch sử hay không?...
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở; tự học của học sinh/đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân kết hợp cặp.
* Phương tiện dạy học:
* Sản phẩm: HS dự đoán một số tình huống như: được chúng ta sẽ học được những kiến thức gì về môn Lịch sử? Ở các lớp dưới của chương trình Tiểu học có học Lịch sử hay không?...
* Nội dung:
GV đưa ra một số tình huống để HS dự đoán:
? Chúng ta sẽ học được những kiến thức gì về môn Lịch sử? Ở các lớp dưới của chương trình Tiểu học có học Lịch sử hay không?...
HS dự đoán trả lời
GV ghi nháp lên bảng và chuyển ý vào bài mới: Mọi vật xung quanh chúng ta ngày nay, từ cụ thể đến trừu tượng, đều trải qua những thời kỳ: sinh ra, lớn lên, thay đổi…nghĩa là đều có quá khứ. Để hiểu được quá khứ đó, trí nhớ của con người hoàn toàn không đủ mà cần đến một khoa học – khoa học lịch sử. Như vậy, có rất nhiều loại lịch sử, nhưng lịch sử chúng ta học ở đây là lịch sử loài người.
B. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

Hoạt động 2: 10’
* Mục tiêu: GV giúp HS nhận biết được xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở; giải thích; thảo luận; tự học của học sinh/đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân kết hợp cặp.
* Phương tiện dạy học:
* Sản phẩm: HS nhận biết được xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
* Nội dung:
GV ở tiểu học các em đã học lịch sử
nguon VI OLET