Ngày soạn: 18/ 08/2012

CHỦ ĐỀ : ÁP SUẤT CỦA CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ
TIẾT 10 - BÀI 9 : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển, áp suất khí quyển.
- Giải thích được TN Tô-ri-xe-li và một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
- Hiểu được vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thủy ngân và biết cách đổi từ đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2.
2. Kĩ năng: Quan sát, nhận xét nhanh, phát triển tư duy logic.
3. Thái độ.Yêu thích và nghiêm túc trong học tập.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất cần hình thành phát triển cho HS:
- Năng lực quan sát thí nghiệm từ đó rút ra nhận xét hoặc kết luận; Tự học, tự giải quyết vấn đề.
- Phẩm chất: Sáng tạo, chủ động, phối hợp hoạt động nhóm.
- Rèn tính cẩn thận và gọn gàng sau khi làm thí nghiệm
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên :
- Hai vỏ chai nước khoáng bằng nhựa mỏng.
- Một ống thủy tinh dài 10 - 15cm, tiết diện 2 - 3mm2.
- Một cốc đựng nước.
2. Học sinh : Học bài, làm bài mới ghiên cứu trước nội dung bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (8’)
*Kiểm tra:
Tiết trước chúng ta đã học bài áp suất chất lỏng hôm nay trước khi vào bài mới thầy kiểm tra bài cũ.
Học sinh 1 :Viết công thức tính áp suất chất lỏng giải thích các đại lượng?
Hs 1 lên bảng trả lời : công thức tính áp suất chất lỏng


Trong đó:
- P là áp suất chất lỏng. (Pa)
- d là trọng lượng riêng của chất lỏng.(N/m3)
- h là chiều cao của chất lỏng. (m)
Câu 2 :Tại sao khi lặn ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng ?
Học sinh 2 đứng tại chỗ trả lời :
Khi càng lặn sâu thì áp của nước càng tăng nên cảm giác tức ngực càng tăng.
Gv : Nhận xét và cho điểm.


3.Bài mới
Mời các các em quan sát thí nghiệm sau đây là 1 tờ giấy không thấm nước và Thầy sẽ đậy kín vào 1 cốc nước đầy.Theo như các em thì khi thầy lộn ngược cốc xuống thì nước có chảy ra hay không ?Các em hãy dự đoán.
- Học sinh 1 : Thưa thầy nước không chảy ra ngoài.
- Có bạn nào dự đoán khác với ý kiến bạn không?
- Học sinh 2 : Thưa thầy theo em nước chảy ra ngoài.
- Vậy để kiểm tra dự đoán của các em thì Thầy giáo sẽ tiến hành thí nghiệm các em cùng quan sát xem nước có chảy ra ngoài không nhé.
- Thầy giáo mời 1 bạn nhận xét.
- Học sinh 3 trả lời thưa Thầy nước không chảy ra ngoài.
- Tại sao nước không chảy ra ngoài? để giải thích được hiện tượng này chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay.

Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS


Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự tồn tại của
áp suất khí quyển (15ph)

Tiết 11 -Bài 10 : Áp suất khí quyển




Chúng ta cùng nhau đi vào phần thứ nhất của bài hôm nay đó là sự tồn tại của áp suất khí quyển.

-GV giải thích sự tồn tại của lớp khí quyển.

- Gv trình chiếu hình ảnh và giải thích .

+ Trái đất được bao bọc bởi một lớp không khí dày hàng ngàn kilômet, gọi là khí quyển .Con người và mọi vật sinh vật khác sống trên mặt đất đều đang sống ‘‘ dưới đáy’’ của ‘‘đại dương không khí’’ khổng lồ này.
+ Vì không khí cũng có trọng lượng nên trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu áp suất do lớp không khí bao quanh trái đất.Áp suất này được gọi là áp suất khí quyển.

- Vậy thầy có câu hỏi sau bạn nào trả lời đúng sẽ được một phần thưởng của thầy.
- Theo em trong không khí gồm các loại chất nào ?

- GV Nhận xét và bổ sung.Về thành phần không khí tỉ lệ phần trăm các chất khí trong không khí gồm.




- Gv : Mời bạn lên nhận thưởng.
nguon VI OLET