Ngày dạy: 7A……/ ……/ 2021
7B……./……./2021
CHƯƠNG I: QUANG HỌC
Tiết 1- Bài 1:
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Bằng thí nghiệm HS nhận thấy: Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta ; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta .
- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng . Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng
2. Kỹ năng:
- Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng
3. Thái độ:
- Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết các vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ, làm việc theo nhóm, thực hành.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
Mỗi nhóm: Hộp kín (mất) bên trong có bóng đèn (hỏng) và pin.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước nội dung bài ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra:
* Sĩ số: 7a…………… 7b………..
* Kiểm tra bài cũ: không
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
*Mục tiêu: Giúp hs nắm được cơ bản nội dung của chương

GV: Đặt vấn đề :
- Giáo viên giới thiệu khái quát nội dung chương Quang học .
- Các em hãy nhìn ảnh chụp ở đầu chương và trả lời xem trên miếng bìa viết chữ gì?
- Ảnh ta quan sát được trong gương phẳng có tính chất gì?
- Tóm lại, những hiện tượng trên đều có liên quan đến ánh sáng và ảnh của các vật quan sát được trong các loại gương mà ta sẽ xét ở chương này.
Giáo viên Nhấn mạnh: Đó cũng là 6 câu hỏi chính mà ta phải trả lời được sau khi học chương này.
Vậy: Một người mắt không bị tật, bệnh, có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? Khi nào ta mới nhìn thấy vật?
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.
HS: Chú ý lắng nghe


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khi nào ta nhận biết được ánh sáng
*Mục tiêu: HS nhận biết được ánh sáng
GV: Hướng dẫn h/s làm thí nghiệm H1.
HS: Thực hiện thí nghiệm và rút ra nhận xét về hiện tượng vừa quan sát được.
GV: Hướng dẫn h/s và đưa ra câu hỏi. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
HS: Tham khảo thông tin SGK nhận xét các hiện tượng và trả lời câu hỏi C1. Từ đó rút ra kết luận cần thiết.
GV: Hướng dẫn h/s trả lời để h/s rút ra được kết luận chính xác nhất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện nhìn thấy một vật
*Mục tiêu: HS biết được điều kiện nhìn thấy một vật.
GV: Ta đã biết : ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Vậy nhìn thấy vật có cần ánh sáng từ vật đến mắt không? Nếu có ánh sáng phát đi từ đâu?
-Yêu cầu HS đọc C2 và làm thí nghiệm theo C2:
- HS đọc C2 trong SGK.
-Thảo luận và làm việc theo nhóm:
-Yêu cầu HS lắp thí nghiệm như SGK , hướng dẫn HS đặt mắt gần ống
? Vì sao nhìn thấy tờ giấy trong hộp kín?

? Ta nhìn thấy một vật khi nào.
HS trả lời và ghi:
-GV nhận xét và chốt lại.
GV: Cung cấp thông tin về môi trường cho h/s:
ở các thành phố lớn, do nhà cao tần che chắn nên h/s thường phải học tập và làm việc dưới ánh sáng nhân tạo, điều này có hại cho mắt. Để làm giảm tác hại này, h/s cần có kế hoạch học tập và vui chơi dã ngoại.
HS: Ghi nhận thông tin từ GV.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguồn sáng và vật sáng
*Mục tiêu: HS phân biệt được nguồn sáng và vật sáng
GV yêu cầu HS đọc C3.
? Thí nghiệm 1.2a và 1.3 , ta thấy tờ giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng, vậy chúng có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau?
- Hs thảo luận theo nhóm để tìm ra đặc
nguon VI OLET