Ngày dạy:
TIẾT 22: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong các trường hợp cụ thể;
- Ôn tập, củng cố lại kiến thức về biện pháp tu từ điệp ngữ, công dụng của dấu ngoặc kép (đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp), đại từ nhân xưng đã được học ở Tiểu học thông qua một số bài tập nhận diện và phân tích.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực nhận diện và phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ.
- Phân tích được công dụng của dấu ngoặc kép, đại từ nhân xưng.
3. Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 5P
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung:GV trình bày vấn đề.
c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS nhắc lại kiến thức tiếng Việt trong buổi học trước và trả lời:Trong buổi học trước, chúng ta đã học về biện pháp tu từ so sánh, em hãy cho biết so sánh là gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời;
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Buổi trước, chúng ta đã học về biện pháp tu từ so sánh. Cũng gần với biện pháp tu từ so sánh, đó là biện pháp ẩn dụ. Nếu không để ý kỹ, chúng ta rất dễ nhầm lẫn hai biện pháp tu từ này. Vậy ẩn dụ là gì, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 15p
Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp tu từ ẩn dụ
a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về ẩn dụ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đưa ra ví dụ và yêu cầu: Đọc những dòng thơ sau và chú ý các từ được in đậm:
+ Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào
+ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Em hãy cho biết các từ in đậm trên có gì đặc biệt? Từ ngọt ngào ở đây để chỉ điều gì? Mặt trời trong dòng thơ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ dùng để chỉ ai? Ăn quả và kẻ trồng cây dùng để nói lên điều gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
+Ngọt ngào là một tính từ chỉ vị của thức ăn, đồ uống như đường, mật, khiến con người có cảm giác dễ chịu. Ngọt ngào trong ví dụ trên đã được chuyển đổi cảm giác, từ vị giác sang thính giác để nói về giọng nói của con người dễ nghe, khiến người khác thoải mái, dễ chịu.
+ Mặt trời là danh từ để chỉ ngôi sao trung tâm trong Hệ mặt trời. Mặt trời là trung tâm, mang năng lượng, tỏa sáng và sự ấm áp cho các ngôi sao và hành tinh khác. Mặt trời là biểu hiện của thế giới tự nhiên, kỳ diệu và vĩnh hằng.
Mặt trời trong dòng thơ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là cách nói để so sánh ngầm, ví Bác Hồ với sự vĩnh hằng của vũ trụ, là ánh sáng, nắng ấm đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ.
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một thành ngữ của Việt Nam để nói
nguon VI OLET