Ngày soạn:
………………………

Ngày dạy/ lớp dạy













Chương I. Điện tích. Điện trường
Chủ đề: Điện tích (tiết 1 đến tiết 5)
I. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
1. Điện tích – Định luật Cu-lông
+ Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
+ Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
F = k; k = 9.109 /.
+ Đơn vị điện tích là culông (C).

+ Trong điện môi: 
2. Thuyết electron – Định luật bảo toàn điện tích
+ Thuyết electron là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật.
+ Điện tích của electron là điện tích nguyên tố âm (qe = -1,6.10-19 C). Điện tích của prôtôn là điện tích nguyên tố dương (qp = +1,6.10-19 C).
+ Bình thường tổng đại số tất cả các điện tích trong nguyên tử bằng 0, nguyên tử trung hoà về điện.
+ Có thể giải thích các hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, do tiếp xúc và do hưởng ứng … bằng thuyết electron.
+ Định luật bảo toàn điện tích: Tổng đại số của các điện tích của một hệ cô lập về điện là không thay đổi.
II. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức, kĩ năng
a/ Kiến thức
- Trình bày được khái niệm điện tích, điện tích điểm.
- Phát biểu và viết được biểu thức định luật Cu Lông; biểu thức lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong điện môi.
- Trình bày được cấu tạo nguyên tử về phương diện điện và nội dung thuyết electron, nội dung định luật bảo toàn điện tích.
- Phát biểu được định nghĩa vật dẫn điện, vật cách điện.
- Trình bày và lấy được ví dụ về các hiện tượng nhiễm điện.
b/ Kĩ năng
- Vận dụng được định luật Cu lông, đinh luật bảo toàn điện tích, quy tắc tổng hợp véc tơ giải được các bài toán cơ bản về tương tác giữa các điện tích
- Vận dụng được thuyết elctron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện
- Thực hiện được thí nghiệm đơn giản về hiện tượng nhiễm điện
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
b. Năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lý
- Năng lực vận dụng kiến thức môn vật lý vào cuộc sống
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Nghiên cứu sgk THCS xác định phần kiến thức học sinh đã được nghiên cứu
Chuẩn bị câu hỏi, phiếu học tập
2. Học sinh
Ôn lại kiến thức đã học ở THCS
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
A. Hoạt động khởi động
Giáo viên khái quát nội dung kiến thức chương trình vật lí 11 và của chương điện tích, điện trường. Yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết của bản thân về hiện tượng nhiễm điện
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm điện tích, tương tác giữa các điện tích
PPDH: nêu vấn đề, đàm thoại
TCHĐ HS: cá nhân, nhóm đôi
Tiến trình
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát; đặt vấn đề và đưa ra khái niệm điện tích.
- Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận theo cặp, trình bày các cách làm vật nhiễm điện, tương tác giữa các điện tích
I. Khái niệm điện tích
- Điện tích là khái niệm để chỉ các vật nhiễm điện
- Các cách làm vật nhiễm điện (tạo ra điện tích): cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng
- Tương tác giữa các điện tích: cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau



Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thực hiện thí nghiệm nhiễm điện do cọ xát (cọ xát thước vào tóc, cho hút các mẩu giấy nhỏ)
Thảo luận về tương tác điện tích, cách làm nhiễm điện


Báo cáo kết quả, thảo luận
Cá nhân trình bày kết quả học tập
Nhận xét, thảo luận


Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá hoạt động học của học sinh
Chốt lại kiến
nguon VI OLET