Ngày soạn:27/09/2020
Ngàygiảng:30/09/2020 TIẾT 13

LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Giúp hs nắm được một số kỹ năng vẽ, tô màu, điền ký hiệu vào một lược đồ (bản đồ).
- Yêu cầu tập vẽ, tô màu, điền ký hiệu vào một lược đồ(bản đồ) hoàn chỉnh đảm bảo chính xác, thể hiện màu hợp lý, địa danh rõ ràng.
2. Tư tưởng
- Ý thức tìm tòi, khả năng tư duy khi thực hành
3. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng vẽ, Phân tích lược đồ.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Nghiên cứu tài liệu + chuẩn bị đề bài.
- HS: Ôn tập, chuẩn bị giấy A4, bút màu.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định
2. Kiểm tra
? Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào công nhân Nga 1905-1907
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Các em đã được học giai đoạn lịch sử thế giới cận đại đến năm 1905. chúng ta cũng đã được làm một tiết bài tập lịch sử lớp 8. Để phát triển khả năng tư duy của các em, hôm nay cô cùng các em đi sâu vào dạng bài tập đó là vẽ lược đồ lịch sử.
GV cho đề bài
Vẽ lược đồ khu vực Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX?
- GV giới thiệu lược đồ (SGK – Tr23): đây là lược đồ nhằm thống kê các quốc gia tư sản ở khu vực Mĩ La Tinh?
- Giới thiệu các địa danh trên bản đồ.
+ Các địa danh: tên các quốc gia tư sản ở khu vực Mĩ La Tinh
+ Đường biên giới: chưa rõ ràng.
+ Biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
- GV hướng dẫn HS cách chia ô theo cột nhỏ từ SGK từ SGK rồi nhân lên để phóng to ra khổ giấy vẽ.
- Trước khi vẽ và tô màu chính thức một lược đồ hoàn chỉnh thì phải dùng bút chì vẽ những đường nét cơ bản nhất của lược đồ.
- Khi vẽ, tô màu, điền các ký hiệu trên lược đồ yêu cầu phải sử dụng màu hợp lí
+ Các địa danh: màu đen, xanh đậm
+ Đường biên giới: màu đen, màu nâu
+ Biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương: màu xanh nước biển..
GV hướng dẫn HS hình thức thể hiện trên lược đồ
- Màu vẽ không quá đậm, che mất các kí hiệu quy ước trên lược đồ, màu sắc nhẹ nhàng, tạo cảm giác dễ chịu khi quan sát.
- Các chú thích trên lược đồ đều phải được chú thích chính xác.
- Lược đồ lịch sử không cần thiết trình bày thật chi tiết, tỉ mỉ về màu sắc và các kí hiệu như bản đồ địa lý, mà chỉ cần khắc họa chính xác vị trí không gian lịch sử kết hợp với những kiến thức địa lý liên quan
* Lưu ý
- Loại giấy A4
- Bút chì: Loại mềm Hb
- HS tiến hành vẽ, tô màu và điền các thông tin trên lược đồ.
- Sau khi hoàn thành lược đồ, Gv nhận xét.
- Thu bài, chấm điểm.
4. Củng cố
- GV nhận xét giờ thực hành
5. Dặn dò
- Về nhà đọc trước bài: Cuộc cách mạng khoa....

-------------------------------------------------------------------------------------------------------


Ngày soạn:28/09/2020
Ngày giảng:04/10/2020 TIẾT 14 – BÀI 8

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KĨ THUẬT, KHOA HỌC, VĂN HỌC
VÀ NGHỆ THUẬT THẾ KỈ XVIII -XIX

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Một vài thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật, khoa học, nghệ thuật; các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ thiên tài, họa sĩ nổi tiếng và một số tác phẩm tiêu biểu của họ.
2. Tư tưởng
- Nhận thức được cuộc CM khoa học kĩ thuật là 1 bước tiến lớn của lịch sử, có khả năng làm thay đổi nhận thức và tạo ra cuộc sống ngày càng no đủ cho con người.
- Củng cố thêm niềm tin vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay.
3. Kỹ năng
- Phân tích vai trò của kỹ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật đối với sự phát triển của lịch sử.
B. CHUẨN BỊ
- Gáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK.
- Bản đồ thế giới để xác định vị trí các nước đang học.
- Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước - Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm Lịch sử học trong bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định
2. Kiểm
nguon VI OLET