Ngày soạn:3/9/2020
Ngày dạy:

CHỦ ĐỀ 1:ĐIỆN TÍCH.
I. NỘI DUNG
1. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện: (Tự học có hướng dẫn)
2. Định luật Cu-lông:
a. Nội dung: (Sgk)
b. Biểu thức: 
Trong đó: + k = 9.109Nm2 /C2: hệ số tỉ lệ. + r: khoảng cách giữa hai điện tích điểm.
+ q1, q2: độ lớn của hai điện tích điểm.
c. Biểu diễn lực:
3. Lực tương tác của các điện tích trong điện môi (chất cách điện).

ε: hằng số điện môi, chỉ phụ thuộc vào bản chất điện môi.
*Ý nghĩa: ε cho biết khi đặt các điện tích trong chất đó thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không.
- Trong chân không:ε = 1
4. Thuyết electron:
a. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố:
+ Hạt nhân gồm: proton mang điện dương, nơtron không mang điện.
+ Electron mang điện âm.
- Bình thường số proton bằng số electron nên nguyên từ ở trạng thái trung hòa về điện
- Điện tích của êlectron có giá trị nhỏ nhất e = 1,6.10-19C, gọi là điện tích nguyên tố.
b.Thuyết electron:
- Thuyết electron dựa trên sự cư trú và di chuyển của electron.
- Nguyên tử bị mất electron trở thành ion dương, nguyên tử nhận thêm electron trở thành ion âm
- Vật nhiễm điện âm khi vật thừa electron, vật nhiễm điện dương khi vật thiếu electron.
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm điện tích, điện tích điểm, lực tương tác giữa hai điện tích.
- Phát biểu được nội dung định luật Cu-lông và nắm được ý nghĩa của hằng số điện môi
- Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn
- Trình bày được nội dung chính của thuyết electron.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được định luật Cu-lông để xác định được lực điện tác dụng giữa 2điện tích điểm
- Biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bằng phép cộng các vectơ lực.
- Giải các bài toán tương tác tĩnh điện
- Vận dụng được thuyết electron để giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
3. Thái độ
- Hứng thú trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Các video về điện tích: cân xoắn, hạt trung hòa, ion dương, ion âm.
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Xem video thí nghiệm cọ sát thanh thủy tinh vào lụa, đưa thanh thủy tinh đến gần các mẫu giấy vụn, sau đó đưa ra các nhận xét: Vật nhiễm điện có khả năng gì?
Câu 2: Thế nào là điện tích và điện tích điểm?
Câu 3: Có mấy loại điện tích? Đơn vị của điện tích? Tương tác giữa các điện tích diễn ra như thế nào?

Phiếu học tập số 2
Câu 1: Từ công thức định luật Cu-lông suay ra công thức tính k, sau đó cho biết đơn vị của k trong hệ SI?
Câu 2: Vẽ lực tác dụng lên các điện tích sau:
/ / /
Câu 3: Hoàn thành yêu cầu C2?

Phiếu học tập số 3
Câu 1:Lực tĩnh điện thay đổi như thế nào trong môi trường đồng tính?
Câu 2:Nêu ý nghĩa của hằng số điện môi. Người ta quy ước hằng số điện môi của chân không bằng mấy? Hằng số điện môi của không khí bằng mấy?
Câu 3: Hoàn thành yêu cầu C3?

Phiếu học tập số 4
Câu 1: Bên hóa học ta đã biết về cấu tạo nguyên tử. Vậy nguyên tử được cấu tạo như thế nào về phương diện điện?
Câu 2: Thuyết e dựa trên cơ sở nào? Khi nào nguyên tử là ion âm, ion dương? Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?

2. Học sinh
- Ôn lại hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, chất dẫn điện
nguon VI OLET