CHỦ ĐỀ: BÓNG RỔ- KHỐI 10
1. Kỹ thuật cầm bóng ( 3 cách) : - Cầm bóng bằng 2 tay phía trước ngực : Mười ngón tay xèo ra tự nhiên . Dùng các ngón tay và phàn chai tay của lòng bàn tay giữ phía sau quả bóng. - Cầm bóng bằng 2 tay trên cao : Các ngón tay xèo ra tự nhiên cầm phái dưới quả bóng, dùng ngón tay và phần chai của lòng bàn tay giữ bóng, lòng hai bàn tay hướng lên cao và hơi chếch về trước. Hai tay co lại giơ lên để giữ bóng ở trên cao, hai khuỷu tay hướng về trước
- Cầm bóng bằng 1tay :

2. Tư thế chuẩn bị ( 2 cách) -Tư thế đứng chân trước chân sau: Đứng hạ thấp trọng tâm , hai đầu gối hơi khuỵu khoảng cách hai bàn chân rộng bằng vai, thân trên hơi ngả về trước, trọng tâm ở giữa 2 chân. Bàn chân trước hướng về phía đối phương, bàn chân sau hơi chếch sang ngang, mắt nhìn theo sự di chuyển của đối phương. Tay cùng bên với chân trước giơ lên cao để ngăn cản đối phương ném rổ. Tay kia để phía dưới thấp, dang sang ngang, lòng bàn tay hướng về trước sẵn sàng chắn cản đường đối phương hoặc cắt bóng. -Tư thế đứng 2 chân song song: Hai chân đứng rộng bằng vai trên cùng một đường thẳng,hai đầu gối khuỵu, hai gót hơi kiễng , thân trên ngả về trước, mắt nhìn theo bóng và sự di chuyển của đối phương. 2 tay để tự nhiên nhưng chủ động sẵn sàng lấy bóng của đối phương. trọng tâm cơ thể dồn đều vào hai chân, nhưng phải linh hoạt hơn di chuyển trọng tâm từ chân nọ sang chân kia để mau lẹ cản đường hoặc cướp bóng của đối phương.

3.Di chuyển. + Trượt ngang:
+ Trượt tiến:
+ Trượt lùi:


Đứng ném rổ bằng một tay trên vai
-TTCB: Đứng, chân cùng bên với tay ném rổ đặt trước, hơi thẳng. Trọng tâm dồn vào chân trước, chân sau hơi co, nửa bàn chân trước chạm đất . Hai tay cầm bóng phía trước ngực một cách tự nhiên, các ngonsa tay mở rộng , hai khuỷu tay hơi co ép sát hai bên sườn, mắt nhìn vào rổ.
-Động tác: Hai đầu gối hơi khuỵu, đồng thời xoay tư thế cầm bóng thành bàn tay ném sau bóng, lòng bàn tay hướng trước – lên cao. Tay kia xòe rộng giữ phía bên chếch trước quả bóng. Đồng thời đưa bóng từ trức ngực thành tư thế trên vai.Khi đưa bóng đến ngang vai thì hạ thấp trọng tâm, tiếp theo đạp nhẹ hai chân xuống đất để dướn người lên tạo nên lực chuyển qua thân tới cánh tay, cẳng tay. Khi tay duỗi thẳng gần hết thì dùng sức bàn tay, các ngón tay gập miết theo bóng, điểm tiếp xúc cuối cùng với bóng là ngón trỏ và ngón giữa. Khi bóng sắp rời khỏi tay phải thì buông tay đỡ bóng ra, thân người vươn lên cao, trọng tâm dồn vào chân trước.
Dẫn bóng
+ TTCB: Đứng hai đầu gối khuỵu, trọng tâm hạ thấp, thân trên ngả về trước và hơi nghiêng về phía có bóng, mắt quan sát tình hình trên sân, bàn tay mở rộng tự nhiên, cánh tay cổ tay và các ngón tay thả lỏng mở theo hình túi. + Động tác: Lấy khuỷu tay làm trụ, bóng nảy lên tới ngang thắt lưng, dùng sức cẳng tay, thông qua cổ tay rồi tới các ngón tay ấn bóng xuống.Bóng tiếp xúc với các ngón tay vào chai tay và các phần lồi của bàn tay. Cổ tay, cẳng tay đưa lên theo bóng, lòng tay không chạm bóng. Điểm rơi của bóng ở phía trước thân mình bên cạnh đường di chuyển đồng thời phải lấy người che bóng. Khi dẫn bóng tay chạm bóng phải rất êm và hầu chỉ nghe thấy tiếng nẩy của bóng từ sân lên.Không được đánh vào bóng nhất là không được xòe bàn tay ra để lòng bàn tay đập vào bóng nghe “bộp, bộp”.


BÓNG RỔ - CHẠY BỀN(1)
-Kĩ thuật cầm bóng, tư thế chuẩn bị, di chuyển
-Chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực
-Chạy bền trên địa hình tự nhiên
I. Mục tiêu bài học
1. Về phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi dạy ở HS:
- Có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng bản thân.
- Thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết, giúp đỡ bạn trong tập luyện
- Có ý trí vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu vươn lên đạt kết quả tốt trong luyện tập
- Thể hiện sự yêu thích môn Bóng rổ trong học tập và rèn luyện.
2. Về năng lực
Bài học góp phần hình thành
nguon VI OLET