Ngày soạn
Ngày dạy: ……………………………..
Khối lớp (đối tượng): học sinh lớp 12
Số tiết: 01
CHỦ ĐỀ
QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 2000) (Tiết 1)

I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
- Trình bày và phân tích được những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991. Đó là sự đối đầu giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
- Trình bày được những biểu hiện của sự đối đầu Đông - Tây trong thời kì Chiến tranh lạnh: Chiến tranh Đông Dương 1946 - 1954; Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953; Chiến tranh Việt Nam 1954 - 1975.
- Nêu và giải thích được những biểu hiện của xu hướng hoà hoãn Đông - Tây từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX). Phân tích tác động của xu thế đó với thế giới.
- Nêu được các xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh với nội dung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
II. NỘI DUNG - CHỦ ĐỀ
- Sau CTTG thứ hai, thế giới lâm vào tình trạng chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cường là Mĩ và Liên Xô, thậm chí có lúc như ở bên bờ vực chiến tranh thế giới. Chiến tranh lạnh đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX.
III. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
- Biết được những nét chính về tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai với đặc trưng cơ bản là thế giới chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Hiểu rõ vì sao đặc trưng cơ bản nêu trên là nhân tố chủ yếu, chi phối các mối quan hệ quốc tế và nến chính trị thế giới từ sau chiến tranh.
- Nêu và phân tích được nguồn gốc của Chiến tranh lạnh, những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe – TBCN và XHCN.
- Trình bày được những sự kiện trong xu thế hòa hoãn Đông – Tây giữa hai phe TBCN và XHCN, những biến đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh.
2. Kĩ năng
- Biết nhận định, đánh giá những vấn đề lớn của lịch sử thế giới.
- Rèn luyện các phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác kênh hình,…
3. Thái độ, tư tưởng
- Nhận thức được chính từ đặc trưng đó nên ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình thế giới đã diễn ra ngày càng căng thẳng. Quan hệ giữa hai phe trở nên đối dầu quyết liệt.
- Hiểu được những chuyển biến khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám và thấy được mối liên hệ mật thiết giữa cách mạng nước ta với tình hình thế giới, với cuộc đấu tranh giữa hai phe trong cuộc Chiến tranh lạnh.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học.
- Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử so sánh, đối chiếu, tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh...
II. CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ
- Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu và châu Á. Lược đồ thế giới trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh.
- Máy vi tính kết nối máy chiếu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút).
* Mục tiêu: Với việc đưa ra một số câu hỏi về sự thay đổi của trật tự thế giới trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Qua đây HS có thể huy động kiến thức cũ để trả lời câu hỏi về trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( hệ thống V-O), tổ chức Hội quốc liên nhưng không thể trả lời đầy đủ về trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai và tổ chức Liên Hợp quốc. Vì thế HS sẽ mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết qua bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau CTTG II.
* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Chương trình lịch sử lớp 11 phần thế giới kết thúc với bài Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Đặc biệt CTTG II kết thúc đã làm thay đổi lớn trật tự thế giới. Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết của mình các em hãy trả lời câu hỏi sau:
Câu 1. Sau CTTG I, trật tự thế giới được thiết lập như thế nào ? Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để bảo vệ trật tự ấy?
Câu 2. Trật tự thế giới nào đã được hình thành sau CTTG II và tổ chức quốc tế
nguon VI OLET