Ngày dạy :…/…./……/. Lớp dạy: 8A5

Chương I: TỨ GIÁC
Tuần 01 Tiết 01 - §1. TỨ GIÁC

I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức: HS nắm vững các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
- Kĩ năng: HS biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi. Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiển đơn giản.
- Thái độ: Suy luận ra được tổng bốn góc noài của tứ giác bằng 360o.
II. CHUẨN BỊ :
- GV: Êke, thước thẳng, bảng phụ vẽ hình trong Sgk.
- HS: Ôn định lí “tổng số đo các góc trong tam giác”.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp.
Bài mới.
Giới thiệu bài mới: Giới thiệu tổng quát kiến thức lớp 8, chương I, bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài dạy

Hoạt động 1: Định nghĩa tứ giác


- Treo hình 1,2 (sgk) : Mỗi hình trên đều gồm 4 đoạn thẳng AB, BA, CD, DA. Hình nào có hai đoạn thẳng cùng thuộc một đường thẳng?
- Các hình 1a, 1b, 1c đều được gọi là tứ giác, hình 2 không được gọi là tứ giác. Vậy theo em, thế nào là tứ giác?
- GV chốt lại (định nghĩa như SGK) và ghi bảng.
- GV giải thích rõ nội dung định nghĩa bốn đoạn thẳng liên tiếp, khép kín, không cùng trên một đường thẳng.
- Giới thiệu các yếu tố, cách gọi tên tứ giác.
- Thực hiện ?1: đặt mép thước kẻ lên mỗi cạnh của tứ giác ở hình a, b, c rồi trả lời ?1
- GV chốt lại vấn đề và nêu định nghĩa tứ giác lồi.
- GV nêu và giải thích chú ý (sgk)
- Treo bảng phụ hình 3. yêu cầu HS chia nhóm làm ?2.
- GV quan sát nhắc nhở HS không tập trung.
- Đại diện nhóm trình bày.



- HS quan sát và trả lời.
(Hình 2 có hai đoạn thẳng BC và CD cùng nằm trên một đoạn thẳng)
- HS suy nghĩ – trả lời.
- HS1: (trả lời)…
- HS2: (trả lời)…

- HS nhắc lại và ghi vào vở.

- HS chú ý nghe và quan sát. hình vẽ để khắc sâu kiến thức.
- Vẽ hình và ghi chú vào vở.
- Trả lời: hình a.
- HS nghe hiểu và nhắc lại định nghĩa tứ giác lồi.
- HS nghe hiểu.
- HS chia 4 nhóm làm trên bảng phụ.
- Thời gian 5’
a)* Đỉnh kề: A và B, B và C, C và D, D và A.
* Đỉnh đối nhau: B và D, A và D.
b) Đường chéo: BD, AC
c) Cạnh kề: AB và BC, BC và CD,CD và DA, DA và AB.
d) Góc: A, B, C, D.
Góc đối nhau: A và C, B và D.
e) Điểm nằm trong: M, P
Điểm nằm ngoài: N, Q



1. Định nghĩa.

Tứ giác ABCD (hay ADCB, BCDA, …)
* Tứ giác ABCD là hình gồm 4
đoạn thẳng AB, BC, CD, DA,
trong đó bất kỳ 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên 1 đường thẳng.
- Các đỉnh: A, B, C, D.
- Các cạnh: AB, BC, CD, DA.
* Định ngĩa Tứ giác lồi: SGK.
?2






Hoạt động 2: Tồng các góc của một tứ giác.


- Vẽ tứ giác ABCD : Không tính (đo) số đo mỗi góc, hãy tính xem tổng số đo bốn góc của tứ giác bằng bao nhiêu?
- Cho HS thực hiện ?3 theo nhóm nhỏ
- Theo dõi, giúp các nhóm làm bài
- Cho đại diện vài nhóm báo cáo
- GV chốt lại vấn đề (nêu phương hướng và cách làm, rồi trình bày cụ thể).







- HS suy nghĩ.

- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV
- Đại diện một vài nhóm nêu rõ cách làm và cho biết kết quả, còn lại nhận xét bổ sung, góp ý …
- HS theo dõi ghi chép
- Nêu kết luận (định lí), HS khác lặp lại vài lần.








2.
nguon VI OLET