Trường THPT Phạm Văn Đồng  

 

Ngày soạn:  2/9/2018 

Tuần 2, 3

Tiết KHDH: 4, 5, 6

BÀI 3: ĐIỆN TRƯỜNG. CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG.

                                                             ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN

(2LT+1BT)                                                                                                                                                                                      

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được định nghĩa và tính chất cơ bản của điện trường.

- Xác định được định nghĩa cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường. Nêu được đơn vị đo cường độ điện trường. Biểu diễn được vectơ cường độ điện trường tại một điểm.

- Phát biểu được nguyên lý chồng chất điện trường.

- Định nghĩa đường sức điện, các đặc điểm của đường sức điện.

- Định nghĩa điện trường đều.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng các công thức cường độ điện trường, đặc điểm của vectơ cường độ điện trường, nguyên lý chồng chất điện trường để xác định cường độ điện trường của nhiều điện tích điểm.

- Vẽ được đường sức điện của điện tích điểm và điện trường đều.

- Vận dụng được nguyên lý chồng chất điện trường.

3. Thái độ:

- Hứng thú học tập, tích cực tự chủ chiếm lĩnh kiến thức.

- Có tinh thần học tập hợp tác.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: năng lực hợp tác và năng lực giao tiếp.

+ Năng lực công cụ: năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt:

 + Nêu được công thức giải một số bài toán về điện trường.  

 + Sử dụng kiến thức vật lý đã học để thực hiện nhiệm vụ học tập.

 + Học sinh trao đổi kiến thức và ứng dụng trong chương để giải quyết yêu cầu đặt ra.

 + Học sinh hoạt động nhóm để giải quyết yêu cầu đặt ra.

 + Vận dụng bài học vào thực tiễn đời sống

TIẾT 1

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Giáo án

Phiếu học tập 1 (PC1)

Đọc phần I.1;2 SGK

- Môi trường nào đã truyền tương tác điện?

- Điện trường xuất hiện ở đâu?

- Cách nhận biết điện trường (t/c)?

Từ những kết luận trên hãy nêu định nghĩa điện trường?

Phiếu học tập 2 (PC2)

Đọc phần II.1,2 SGK

- Để nhận biết điện trường ta phải làm gì?

- Nhận xét về độ lớn lực tác dụng của điện trường lên điện tích thử khi đặt nó ở gần và xa điện tích?

Người ta tiến hành nhiều thí nghiệm, nhận thấy tại mỗi điểm của điện trường lực điện tác dụng lên các điện tích thử khác nhau thì khác nhau nhưng thương số F/q tại điểm đó là xác định.

- Từ nhận xét trên ta rút ra điều gì?

1

 


Trường THPT Phạm Văn Đồng  

- Hãy nêu định nghĩa cường độ điện trường?

Phiếu học tập  3 (PC3)

- Cường độ điện trường là đại lượng vectơ hay vô hướng? Vì sao?

- Viết biểu thức vectơ cường độ điện trường?

- Vận dụng đặc điểm lực tương tác giữa các điện tích điểm xác định phương chiều và độ lớn của cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm?

- Hãy dựa vào đơn vị của F và q để xác định đơn vị của E?

- Xác định hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích Q trong các trường hợp:

2.Học sinh: Ôn tập các kiến thức về điện trường đã học ở THCS

Quy tắc hình bình hành

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.

Nội dung

Nhận biết

MĐ 1

Thông hiểu

MĐ 2

Vận dụng

MĐ 3

Vận dụng cao

MĐ 4

1 Hình thành khái niệm điện trường.

 

-Điện trường tồn tại ở đâu và có tính chất gì?

 

 

2 Xây dựng khái niệm cường độ điện trường, vectơ cường độ điện trường.

 

-Định nghĩa cường độ điện trường.

-Vận dụng giải bài tập đơn giản.

 

 

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. KHỎI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1 (15 phút). Tình huống xuất phát

1. Mục tiêu:

- Tạo được tình huống có vấn đề để học sinh nghiên cứu.

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:

- Xử lí tình huống/ giao nhiệm vụ làm việc cá nhân.

3. Hình thức tổ chức hoạt động:

- Chia lớp thành các nhóm thảo luận;

- Cho hs quan sát thí nghiệm tạo đường sức điện

4. Phương tiện dạy học:

- Máy chiếu, thí nghiệm…

5. Sản phẩm:

+ Mô tả lại thí nghiệm quan sát được, giải thích

Nội dung của hoạt động 1

- Tổ chức cho hs nghiên cứu về sự truyền điện tích, điện trường, đường sức điện

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:

quan sát thí nghiệm em hãy mô tả lại những vấn đề quan sát được, giải thích.

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận, học sinh cập nhật sản phẩm của hoạt động học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Hình thành khái niệm điện trường.

1. Mục tiêu: Hiểu khái niệm điện trường.

1

 


Trường THPT Phạm Văn Đồng  

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề, học nhóm. Vấn đáp.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: 4 nhóm thực hiện công việc

4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập.

5. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Môi trường truyền tương tác điện không phải là môt trong các môi trường vật chất mà ta đã biết. Mà mt đó là điện trường.

- Xung quanh mỗi điện tích có một điện trường.

- Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó.

Nội dung cần đạt

I. Điện trường.

                  1. Môi trường truyền tương tác điện.

                  2. Điện trường: là môi trường bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó.

 

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chia nhóm HS

- Yêu cầu HS thực hiện lần lượt PC1

- Đề  nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 8 phút

 

- GV xác nhận ý kiến đúng.

 

GV khái quát hóa kiến thức

- Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập theo các Phiếu học tập số 1

 

- Cử 1 nhóm trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra các ý kiến thảo luận.

- HS ghi nhận kiến thức

 

Hoạt động 3: Xây dựng khái niệm cường độ điện trường, vectơ cường độ điện trường.

 

1. Mục tiêu: Hiểu khái niệm cường độ điện trường, vectơ cường độ điện trường

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề, học nhóm. Vấn đáp.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: 4 nhóm thực hiện công việc

4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập.

5. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Sử dụng điện tích thử đặt vào môi trường đó, nếu có lực điện tác dụng lên thì môi trường đó là điện trường.

- Càng xa điện tích gây ra điện trường thì lực điện càng nhỏ.

- Có thể dùng thương số này để đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực tại một điểm.

Nội dung cần đạt

II-Cường độ điện trường

                  1.Khái niệm cường độ điện trường

                  2. Định nghĩa: E= F/q

 

                  3. Vectơ cường độ điện trường:

                   Nếu q > 0 thì cùng hướng

                 4. Đơn vị đo cđ điện trường: vôn trên mét (V / m)

                 5. Cường độ điện trường gây ra bởi một điện tích điểm

                     - Điểm đặt: Tại điểm ta xét

                     - Phương: Cùng phương với đường thẳng nối từ điện tích đến điểm ta xét.

                     - Chiều: Hướng vào Q nếu Q > 0

                                   Hướng ra xa Q nếu Q < 0

                     - Độ lớn được xác định theo biểu thức. E = 9* 10 9 IQI/εr2

1

 


Trường THPT Phạm Văn Đồng  

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Yêu cầu  mỗi nhóm thực hiện PC2

- Đề  nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 10 phút

- GV xác nhận ý kiến đúng.

- GV khái quát hóa kiến thức

- Yêu cầu  mỗi nhóm thực hiện PC3

Đề  nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 10 phút

- GV xác nhận ý kiến đúng.

- GV khái quát hóa kiến thức

- Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập theo Phiếu học tập số 2.

- Cử 1 nhóm trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra các ý kiến thảo luận.

- HS ghi nhận kiến thức

Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập theo Phiếu học tập số 3.

- Cử 1 nhóm trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra các ý kiến thảo luận.

- HS ghi nhận kiến thức

C. LUYỆN TẬP

HOẠT ĐỘNG 5: (8 phút ) Giải bài tập tương ứng với bảng tham chiếu.

(1) Mục tiêu: Củng cố bài học

(2) Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm hoặc cá nhân trả lời

(3)Hình thức tổ chức hoạt động: Chia lớp thành bốn nhóm, cá nhân trả lời mọt số câu hỏi dễ

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phụ

(5) Sản phẩm: HS dựa vào kiến thức để trả lời

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức trong bài.

 

- Trả lời câu hỏi của giáo viên ở PHT 4

- Nhận xét câu trả lời của bạn.

 

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Hoạt động 4:  Tìm hiểu, sưu tầm một số bài tập liên quan đến giải một số bài toán về Điện trường. Cường độ điện trường. Đường sức điện trường.

1. Mục tiêu: Giải được một số bài tập liên quan đến giải một số bài toán về Điện trường. Cường độ điện trường. Đường sức điện trường.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ ở nhà.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: GV chuẩn bị câu hỏi, bài tập, các nhóm còn lại trả lời.

4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu.

5. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Yêu cầu các nhóm chuẩn bị trước bài bài tập và cách giải.

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm cụ của HS

- Các nhóm còn lại thực hiện công việc theo nhóm.

 

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp

- Các nhóm trình bày trên bảng phụ. Đại diện nhóm thuyết trình.

E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Ôn lại các kiến thức đã học trong bài.

- Tìm hiểu, sưu tầm một số bài tập liên quan đến giải một số bài toán về Điện trường. Cường độ điện trường. Đường sức điện trường.

- Làm các bài tập sgk và còn lại trong PHT 4

Nội dung các câu hỏi và bài tập

PHT 4

Câu 1: ( MĐ 2)  Điện trường tồn tại ở đâu. Tính chất cơ bản của điện trường là gì?

Câu 2: ( MĐ 2)   Hãy nêu các tính chất của đường sức điện. 

1

 


Trường THPT Phạm Văn Đồng  

Câu 3: ( MĐ 2)  Nêu đặc điểm của vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra tại một điểm.

Câu 4: ( MĐ 3)   Đặt một điện tích thử - 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là

A. 1000 V/m, từ trái sang phải.  B. 1000 V/m, từ phải sang trái.

C. 1V/m, từ trái sang phải.  D. 1 V/m, từ phải sang trái.

TIẾT 2

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Giáo án

Phiếu học tập 1 (PC1)

- Giả sử có hai điện tích điểm Q1 và Q2 gây ra tại M hai điện trường có các vectơ cđ đt E1, E2. Nếu đặt một điện tích thử tại M thì nó sẽ chịu tác dụng của lực điện F= qE , trong đó giá trị của E tuân theo một nguyên lý gọi là nguyên lý chồng chất điện trường. Phát biểu nội dung nguyên lý chồng chất điện trường.

2.Học sinh: Ôn tập các kiến thức về điện trường đã học ở THCS

Quy tắc hình bình hành

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

Nội dung

Nhận biết

MĐ 1

Thông hiểu

MĐ 2

Vận dụng

MĐ 3

Vận dụng cao

MĐ 4

1 Tìm hiểu nguyên lý chồng chất điện trường.

 

-Nguyên lý

Vận dụng giải bài tập về CĐ ĐT

 

 

 

2 Tìm hiểu các đặc điểm của đường sức điện.

 

-Nhận biết đường sức từ.

-Đặc điểm đường sức điện.

 

 

3 Làm quen với khái niệm điện trường đều.

-Điện trường đều là gì?

 

 

 

 

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. KHỎI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1 (15 phút). Kiểm tra bài cũ

1. Mục tiêu:

+Định nghĩa được điện trường?

+Định nghĩa được cường độ điện trường? Viết biểu thức?

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ làm việc cá nhân.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: GV gọi HS trả lời bài cũ

4. Phương tiện dạy học: Bảng viết

5. Sản phẩm: HS trả lời

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:

+Định nghĩa điện trường?

+Định nghĩa cường độ điện trường? Viết biểu thức?

- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lý chồng chất điện trường.

1. Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên lý chồng chất điện trường..

1

 


Trường THPT Phạm Văn Đồng  

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề, học nhóm. Vấn đáp.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: 4 nhóm thực hiện công việc

4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập.

5. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

Nội dung cần đạt

III-Tìm hiểu nguyên lý chồng chất điện trường.

. Nguyên lý chồng chất điện trường.

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Yêu cầu  mỗi nhóm thực hiện PC1

- Đề  nghị các nhóm hoạt động trong khoảng thời gian 5 phút

 

- GV xác nhận ý kiến đúng.

- GV khái quát hóa kiến thức

- Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập theo Phiếu học tập số 1.

- Cử 1 nhóm trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra các ý kiến thảo luận.

- HS ghi nhận kiến thức

 

Hoạt động 3: Mô tả điện trường bằng các đường sức điện. Tìm hiểu các đặc điểm của đường sức điện.

1. Mục tiêu: Tìm hiểu các đặc điểm của đường sức điện.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề, học nhóm. Vấn đáp.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: 4 nhóm thực hiện công việc

4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập.

5. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

Nội dung cần đạt

IV. Đường sức điện .

                  1. Hình ảnh các đường sức điện.

                  2. Định nghĩa: Đường sức điện là đừng mà tiếp tuyến tại mọi điểm của nó là gía của vectơ cđ điện trường tại điểm đó.

                  3. Hình dạng đường sức của một số điện trường ( Hình vẽ SGK)

                  4. Các đặc điểm của đường sức điện.

-Qua bất kỳ điểm nào trong điện trường cung có thể vẽ được một đường sức, các đường sức  điện không cắt nhau.

- Các đừng sức điện trường tĩnh đi ra từ điện tích dương và đi vào ở các điện tích âm nên chúng không khép kín .

- Chiều của đường sức trùng với chiều của vectơ cường độ điện trường

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

-Giáo viên giới thiệu định nghĩa đường sức điện trường

-Giáo viên cho các nhóm học sinh quan sát hình ảnh về đường sức điện của một số điện trường và yêu cầu các nhóm học sinh rút ra cách vẽ và đưa ra đặc điểm của các đường sức điện.

- GV xác nhận ý kiến đúng.

 

-GV khái quát hóa kiến thức.

- Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập

- Cử 1 nhóm trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra các ý kiến thảo luận.

- HS ghi nhận kiến thức

 

 

Hoạt động 4: Làm quen với khái niệm điện trường đều.

1. Mục tiêu: Hiểu khái niệm điện trường đều.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề, học nhóm. Vấn đáp.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: 4 nhóm thực hiện công việc

4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập.

5. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

1

 


Trường THPT Phạm Văn Đồng  

Nội dung cần đạt

5.Điện trường đều: là điện trường mà vectơ cđ điện trường tại mọi điểm có cùng phương cùng chiều và cùng độ lớn

Điện trường giữa hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau là điện trường đều

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

-GV: Cho hai bản kim loại rộng vô hạn, đặt song song với nhau tích điện trái dấu cùng độ lớn đặt trong không khí yêu cầu học sinh đưa ra cách vẽ hình ảnh của các đường sức điện giữa hai bản kim loại.

- GV xác nhận ý kiến đúng.

 GV khái quát hóa kiến thức

 

 

- Hoạt động nhóm . dựa vào các đặc điểm của đường sức điện trường để vẽ hình ảnh của đường sức điện trường đều. Sau đó đưa ra đặc điểm của điện trường đều

- Cử 1 nhóm trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra các ý kiến thảo luận.

- HS ghi nhận kiến thức

 

C. LUYỆN TẬP

HOẠT ĐỘNG 5: (8 phút ) Giải bài tập tương ứng với bảng tham chiếu.

(1) Mục tiêu: Củng cố bài học

(2) Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm hoặc cá nhân trả lời

(3)Hình thức tổ chức hoạt động: Chia lớp thành bốn nhóm, cá nhân trả lời mọt số câu hỏi dễ

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phụ

(5) Sản phẩm: HS dựa vào kiến thức để trả lời

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức trong bài.

 

- Trả lời câu hỏi của giáo viên ở PHT 2

- Nhận xét câu trả lời của bạn.

 

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Hoạt động 4:  Tìm hiểu, sưu tầm một số bài tập liên quan đến giải một số bài toán về Điện trường. Cường độ điện trường. Đường sức điện trường.

1. Mục tiêu: Giải được một số bài tập liên quan đến giải một số bài toán về Điện trường. Cường độ điện trường. Đường sức điện trường.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ ở nhà.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: GV chuẩn bị câu hỏi, bài tập, các nhóm còn lại trả lời.

4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu.

5. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Yêu cầu các nhóm chuẩn bị trước bài bài tập và cách giải.

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm cụ của HS

- Các nhóm còn lại thực hiện công việc theo nhóm.

 

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp

- Các nhóm trình bày trên bảng phụ. Đại diện nhóm thuyết trình.

E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Ôn lại các kiến thức đã học trong bài.

- Tìm hiểu, sưu tầm một số bài tập liên quan đến giải một số bài toán về Điện trường. Cường độ điện trường. Đường sức điện trường.

- Làm các bài tập sgk và còn lại trong PHT 2

 

Nội dung các câu hỏi và bài tập

PHT 2

1

 


Trường THPT Phạm Văn Đồng  

Câu 1: ( MĐ 1)  Định nghĩa đường sức điện.

Câu 2: ( MĐ 2)  Phát biểu nội dung nguyên lí chồng chất điện trường.

Câu 3: ( MĐ 1)  Điện trường đều là gì?

Câu 4: ( MĐ 3)  Một điện tích điểm q = 10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng của một lực F = 3.10-3 N. Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại M có độ lớn là bao nhiêu ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIẾT 3

II. CHUẨN BỊ

  1. Giáo viên:Một số bài tập SBT.

Phiếu học tập số 1 

1/ Độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm được xác định bởi:

 A. đường sức điện               B. độ lớn điện tích thử 

         C. cường độ điện trường D. hằng số điện môi

2/ Một điện tích điểm q = 5.10-9C, đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của một lức điện F = 3.10-4N. Biết 2 điện tích đặt trong chân không, cường độ điện trường tại M bằng:

A. 6.104V/m      B. 3.104 V/m    C. 5/3.104 V/m   D. 15.104 V/m

1

 


Trường THPT Phạm Văn Đồng  

Phiếu học tập 02 

Hai điện tích điểm q1 = 4.10-8C và q2 = - 4.10-8C nằm cố định tại hai điểm AB cách nhau 20 cm trong chân không. Tính cường độ điện trường tại điểm M là trung điểm của AB.

2.Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học về điện trường.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.

Nội dung

Nhận biết

MĐ 1

Thông hiểu

MĐ 2

Vận dụng

MĐ 3

Vận dụng cao

MĐ 4

Cường độ điện trường

 

 

Tính cường độ điện trường tại 1 điểm

Tính cường độ điện trường tổng hợp tại 1 điểm

 

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

A. KHỞI ĐỘNG:

Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ

1. Mục tiêu: Hệ thống kiến thức đã học

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp

3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân trả lời

4. Phương tiện dạy học: Bảng viết

5. Sản phẩm: Kiến thức về cường độ điện trường

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS: 

+ Phát biểu và viết biểu thức định luật Culông?

+ Định nghĩa cường độ điện trường và xác định .

- Theo dõi, HS thực hiện nhiệm vụ

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm cụ của HS

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: 1 HS thực hiện nhiệm vụ được giao.

 

- Các HS khác lắng nghe, ghi nhớ thông tin.

 

- Ghi nhận

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài toán liên quan đến vec tơ cường độ điện trường, lực điện trường.

1. Mục tiêu: Phương pháp giải một số bài toán liên quan đến vec tơ cường độ điện trường, lực điện trường.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề, học nhóm. Vấn đáp.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: Một nhóm HS đại diện trả lời. Các nhóm còn lại nhận xét.

4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập.

5. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

Nội dung cần đạt

1/Lực điện trường tác dụng lên một điện tích điểm có độ lớn:

F = q.E (E: cường độ điện trường tại điểm đặt q )

2/ Cường độ điện trường tạo bởi một điện tích:

 

 

-          Điểm đặt: tại điểm đang xét

-          Phương: đường thẳng nối điện tích điểm với điểm đang xét

-          Chiều:    +  Hướng ra xa q nếu q > 0

                        +  Hướng về phía q nếu q < 0

3/ Nguyên lý chồng chất điện trường: Điện trường tổng hợp

   Tổng hợp hai vecto:   .

+ Nếu thì E = E1 + E2.

+ Nếu  thì 

1

 


Trường THPT Phạm Văn Đồng  

+ Nếu thì

           + Tổng quát:

 

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:  Nêu phương pháp giải một số bài tập về đến vec tơ cường độ điện trường, lực điện trường.

- Yêu cầu các nhóm hoàn thành

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm cụ của HS

- Các nhóm  thực hiện công việc theo nhóm.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp

- Các nhóm theo dõi và nhận xét.

Hoạt động 2: Giải bài tập trong PHT 1, PHT 2.

1. Mục tiêu: Giải một số bài tập về cường độ điện trường..

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề, học nhóm. Vấn đáp.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: Một nhóm HS đại diện trả lời. Các nhóm còn lại nhận xét.

4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập.

5. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

Nội dung cần đạt

Phiếu học tập số 1 :

1/ Đáp án C

 

 

 

2/Lực tương tác giữa 2 điện tích:

Phiếu học tập 02 :

2/  Cường độ điện trường tại M:

Vectơ cđđt do điện tích q1; q2 gây ra tại M có:  

- Điểm đặt: Tại M.

- Phương, chiều: như hình vẽ :

- Độ lớn: - Vectơ cường độ điện trường tổng hợp:   

  nên ta có E = E1M + E2M =

 

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời PHT 1

- Yêu cầu các nhóm hoàn thành

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm cụ của HS

- Các nhóm  thực hiện công việc theo nhóm.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp

- Các nhóm theo dõi và nhận xét.

 

C. LUYỆN TẬP

HOẠT ĐỘNG 4: (8 phút ) Giải bài tập tương ứng với bảng tham chiếu PHT3

(1) Mục tiêu: Củng cố bài học

1

 


Trường THPT Phạm Văn Đồng  

(2) Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm hoặc cá nhân trả lời

(3)Hình thức tổ chức hoạt động: Chia lớp thành bốn nhóm, cá nhân trả lời mọt số câu hỏi dễ

(4) Phương tiện dạy học:

Bảng phụ

(5) Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức trong bài.

 

- Trả lời câu hỏi của giáo viên ở PHT 3

- Nhận xét câu trả lời của bạn.

 

 

D.VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Hoạt động 4:  Tìm hiểu, sưu tầm một số bài tập liên quan đến giải một số bài toán về vec tơ cường độ điện trường, lực điện trường.

1. Mục tiêu: Tìm hiểu, sưu tầm một số bài tập liên quan đến giải một số bài toán về vec tơ cường độ điện trường, lực điện trường

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ ở nhà.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: GV chuẩn bị câu hỏi, bài tập, các nhóm còn lại trả lời.

4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu.

5. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Yêu cầu các nhóm chuẩn bị trước bài bài tập và cách giải.

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm cụ của HS

- Các nhóm thực hiện công việc theo nhóm.

 

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp

- Các nhóm trình bày trên bảng phụ. Đại diện nhóm thuyết trình.

E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Yêu cầu HS về giải một số bài tập trong PHT3

- Đọc trước bài Công của lực điện.

- Tìm hiểu một số ứng dụng công của lực điện.

 

Nội dung các câu hỏi và bài tập

PHT3

Câu 1: ( MĐ 3) Một điện tích điểm q = 10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng của một lực F = 3.10-3 N. Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại M có độ lớn là bao nhiêu ?

Câu 2: ( MĐ 4) Cho hai điện tích q1 = 4. 10-10 C, q2 = -4. 10-10 C, đặt tại A và B trong không khí biết AB = 2 cm. Xác định vectơ cường độ điện trường tại:

 a. H, H là trung điểm của AB.

 b. M, MA = 1 cm, MB = 3 cm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

nguon VI OLET