Ngày soạn:31/8/2020
Tuần:01
Tiết: 01
NGUYÊN TẮC VỪA SỨC TRONG LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức:
+ Qua bài học này học sinh biết những điểm cơ bản của nguyên tắc vừa sức trong tập luện TDTT.
- Kĩ năng:
+ Biết vận dụng những hiểu biết trên vào tập luyện và thi đấu
+ Yêu cầu học sinh chú ý nghe giảng, xây dựng bài học và ghi chép bài đầy đủ.
- Thái độ:
+ Tự giác, tích cực học môn thể dục, bước đầu có kế hoạch và tự tập luyện hằng ngày.
+ Biết ứng xử đúng trong hoạt động TDTT theo phương châm “Thể thao – Đoàn kết – Trung thực – Cao thượng”.
+ Có lối sống lành mạnh, luôn luôn có ý thức phòng tránh các tệ nạn xã hội.
+ Nghiêm túc, tích cực lắng nhe và chủ động ghi chép.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học: Nghe, quan sát tự ghi nhớ cho riêng mình.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Chủ động và sáng tạo trong học tập , có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm tập với nhau.
- Năng lực thực hành và hợp tác nhóm: Theo sự chỉ đạo của giáo viên đồng thời phối hợp với bạn trong nhóm để hoàn thiện bài học theo yêu cầu.
II. CHUẨN BỊ:
1.Thầy :Giáo án, tài liệu có liên quan.
2. Trò : Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Nội dung
Đl
Phương pháp tổ chức

1. Phần mở đầu :
a. GV nhận lớp.
b. Hỏi thăm sức khoẻ các em.
5-6’

- Cán sự báo cáo sĩ số.


2. Phần cơ bản :
HĐ1. Khái niệm nguyên tắc vừa sức:
Là một trong những nguyên tắc sư phạm của giảng dạy và tập luyện TDTT.
Tập luyện TDTT muốn đạt được hiệu quả thì các bài tập phải phù hợp với đặc điểm về trí tuệ, sức khoẻ, giới tính, và trình độ vận động của người học.
HĐ2. Nội dung:
Lựa chọn và thực hiện các bài tập phù hợp với sức khoẻ, giới tính trình độ vận động.
Tuy nhiên là phải có sự nỗ lực lớn về thể chất và tinh thần.
Néu bài tập quá dễ, số lần lặp lại nhỏ hoặc thực hiên trong thời gian ngắn thì hiệu quả sẽ không cao và ngược lại LVĐ quá mức chịu đựng của HS cũng không mang lại hiệu quả tập luyện, thậm chí nhiều khi còn gây ảng hưởng xấu đến sức khỏe của người tập.
Nên cần phải lựa chọn các bài tập vừa sức với số lần lặp lại hoặc thực hiện trong thời gian phù hợp với sức khoẻ của HS, phù hợp với trình độ vận động, đặc điểm giới tính của người tập.
HĐ3.Yêu cầu.
Khi tập luyện TDTT cần có kế hoạch theo dõi, kiểm tra để xác định mức độ phù hợp với lượng vận động và ảnh hưởng của nó đối với sức khoẻ và thể lực.
Quá trình hồi phục diễn ra ngay sau khi kết thúc tập luyện và có thể kéo dài trong một vài ngày tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của lượng VĐ trong buổi tập đó.
Hồi phục vượt mức chỉ có thể đạt được nhờ một lượng VĐ phù hợp với người tập. Vì vậy
trước khi tập cần phải có kế hoạch tự kiểm tra theo dõi sức khoẻ, thể lực.
Có thể căn cứ vào một số dấu hiệu cơ bản để kiểm tra và theo dõi sức khoẻ như: Mạch đập, lượng mồ hôi, màu da, cảm giác tâm lý, bữa ăn giấc ngủ.
Trong trường hợp thấy có dấu hiệu mệt mỏi kéo dài thì cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và cho các chỉ dẫn chuyên môn cần thiết.
35’


- GV : nêu khái niệm H/S lắng nghe và tự ghi chép.









- Câu hỏi: Vừa sức có cần cố gắng không?


-Nếu bài tập mà lượng vận động quá nhỏ thì kết quả như thế nào?


-Nếu bài tập quá nặng, lượng vân động quá lớn thì sẽ dẫn đến các trường hợp như thế nào trong tập luyện?








căn cứ vào các biểu hiện nào của cơ thể để biết tập lhuyện quá sức?



-Quá trình hồi phục diễn ra khi nào?




-Khi nào thì được gọi là hồi phục vượt mức?

-Mỗi học sinh cần lập phiếu kiểm tra theo dõi sức khoẻ theo các dấu hiệu
nguon VI OLET