Thời lượng: 45 phút
Người soạn: Nguyễn Thu Trang
Lớp: TMT3009 1
Ngày soạn: 30 tháng 5 năm 2020
Ngày thực hiện: 7 tháng 10 năm 2020
Tiết 20:
Bài 10: Đặc trưng vật lí của âm
Mục tiêu
Sau khi học xong bài, học sinh sẽ :
Về kiến thức
- Phát biểu được các khái niệm về: sóng âm, nguồn âm, âm nghe được, hạ âm, siêu âm.
- Liệt kê các ví dụ về các môi trường truyền âm khác nhau.
- Nêu được các đặc trưng vật lí của âm là tần số âm, cường độ và mức cường độ âm, đồ thị dao động âm, các khái niệm âm cơ bản và hoạ âm.
Về kĩ năng
- Phân biệt được âm, nguồn âm.
- Phân tích được các đặc trưng vật lí của âm.
- Viết được các công thức tính tần số âm, cường độ âm và mức cường độ âm.
- Vận dụng được các công thức vào các bài tập đơn giản liên quan đến sóng âm.
- Làm được thí nghiệm : đo mức độ ảnh hưởng của âm.
Về thái độ
- Tỉ mỉ, cẩn thận, ham học tập tìm hiểu khoa học.
- Tự giác tích cực học tập, tham gia xây dưng kiến thức.
- Quan tâm đến các sự kiện, hiện tượng liên quan đến tần số, cường độ âm.
Các phẩm chất năng, năng lực được hình thành
a. Phẩm chất năng lực chung
- Tự chủ, tự học, giao tiếp hợp tác giải quyết vấn đề: tham khảo tài liệu, sách giáo khoa, ghi chép bài,…
- Khả năng tính toán, năng lực thực hành thí nghiệm: tính toán chính xác, các thao tác thực hiện thí nghiệm đúng,…
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận giữa các bạn trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo: Những ảnh hưởng của âm đến với cuộc sống của con người.
Chuẩn bị
Giáo viên
a. Hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Phương pháp làm việc nhóm
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
Phương pháp vấn đáp
b, Phương tiện, học liệu
- Chuẩn bị các thí nghiệm về nguồn âm, đo tần số, mức cường độ âm.
- Những thiết bị, học liệu cần thiết cho bài giảng…
Học sinh
- Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập
- Ôn lại các định nghĩa của đơn vị đo: N/m2, W, W/m2
- Mỗi học sinh chuẩn bị 2 nguồn âm
Tiến trình dạy học
Ổn định lớp
Dạy bài mới
A. Hướng dẫn chung
- Từ việc quan sát video, mô phỏng, thí nghiệm đơn giản về nguồn âm, yêu cầu học sinh dự đoán về xa tần số âm, cường độ âm và đồ thị dao động của âm…
- Thông qua các mô phỏng đặt vấn đề giải quyết các đặc trưng vật lý của âm, từ đó hình thành nên phương pháp khảo sát các đặc trưng vật lý cúa âm.
- Học sinh được giao nhiệm vụ tìm tòi khám phá giải quyết vấn đề, được tự học cá nhân, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả học tập, ghi chép thông tin… được tương tác thầy với trò, trò với trò, trò với thiết bị, phương tiện và học liệu (môi trường học tập).
- Bài học được thiết kế theo chuỗi các hoạt động học: Nhiệm vụ mở đầu – Hình thành kiến thức – Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập – Vận dụng vào thực tiễn – Tìm tòi mở rộng.
- Dự kiến chuỗi hoạt động học như sau:
Các bước
Nội dung hoạt động

 Nhiệm vụ mở đầu
Tạo tình huống và phát biểu vấn đề về các đặc trưng vật lý của âm

Hình thành kiến thức
- Khảo sát âm, nguồn âm
- Xác định các đặc trưng vật lý của âm

Hệ thống hóa kiến thức và Luyện tập
- Hệ thống hóa kiến thức
- Bài tập về tần số âm, cường độ âm và mức cường độ âm

Vận dụng vào thực tiễn
Áp dụng các kiến thức đã học về các đặc trưng vật lý của âm, giải bài tập liên hệ thực tiễn

Tìm tòi mở rộng

Tìm hiểu về ứng dụng của siêu âm và Sôna



Tổ chức từng hoạt động

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tạo tình huống xuất phát/ Nhiệm vụ mở đầu

Mục tiêu
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Tìm hiểu âm của hiện tượng động đất, sóng thần, của ca sĩ… truyền đến tai người bằng
nguon VI OLET