Ngày soạn:..................
Ngày giảng:................
Tiết 1 đến tiết 2
Bài 1: TRUNG THỰC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được quan điểm của mình về sự trung thực và các biểu hiện đa dạng của trung thực.
- Phân tích được ý nghĩa, tầm quan trọng của trung thực trong cuộc sống.
2. Kĩ năng
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực.
- Trung thực trong học tập và trong những việc làm hằng ngày
- Có ý thức rèn luyện để trở thành người trung thực.
3. Thái độ
- Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực; phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống.
4. Các năng lực cần hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: sách hướng dẫn, bảng phụ.
2. Học sinh: đọc trước nội dung bài, vở viết.
III. DỰ KIẾN TIẾT DẠY
Tiết 1: Từ phần A hoạt động khởi động đến hết mục 2
Tiết 2: Từ mục 3 đến hết phần E
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung

HOẠT ĐÔNG KHỞI ĐỘNG

a, GV: Tổ chức cho hs chơi trò chơi "Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm".
b, Thảo luận sau khi chơi: (theo nội dung câu hỏi SGK/3)
- Thể hiện các bạn đã tuân thủ đúng luật chơi, không gian lận khi chơi.
- Trò chơi thể hiện mối quan hệ lời nói phải đi đôi với việc làm, không nên nói mà không thực hiện hoặc thực hiện sai những gì mà mình đã nói.
=> Đó là biểu hiện của phẩm chất trung thực.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIỀN THỨC


GV: Yêu cầu hs hoạt động nhóm lớn. HS: Hoạt động nhóm
- Ghi kết quả thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét HĐ của các nhóm, chốt kiến thức.








GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi
- Đại diện trình bày, các nhóm khác trao đổi nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt KT








* Hoạt động nhóm
+ Trường hợp 1
- Vì sao Quân lại nói dối mẹ và cô giáo?
+ Quân sợ bị phạt
- Nếu là Quân, em sẽ cảm thấy như thế nào khi mẹ, cô giáo và các bạn phát hiện ra sự thật?
+ Học sinh tự nêu ý kiến cá nhân
=> Thật xấu hổ, tội lỗi và ân hận khi nói dối cha mẹ và thầy cô vì không trung thực
+ Trường hợp 2
- Vì sao Mạnh lại không nói đúng sự thật?
+ Mạnh đãchép bài của bạn Hùng trong giờ kiểm tra
- Nếu em là Hùng, em sẽ cảm thấy thế nào và có suy nghĩ gì về việc làm của Mạnh?
+ Học sinh tự nêu ý kiến cá nhân
=> Ân hận vì đã cho bạn xem bài của mình. Mạnh thiếu tính trung thực vì không dám nói sự thật.
* Giáo viên cho học sinh thực hiện cá nhân
- Những hành vi thiếu trung thực của con người thường do các nguyên nhân nào?
+ Tự do tùy tiện trong giáo dục con cái, thiếu xử phạt nghiêm minh.
- Khi thực hiện những hành vi thiếu trung thực, tâm trạng của con người thường như thế nào?
+ Khi con người nối dối thì thường tâm lí bất ổn, lúc nào cũng lo sợ, sợ rằng mọi người biết được mình nói dối chỉ chích mình nói này nói nọ mình cũng chính vì thế mà chúng ta hay nói dối ( thiếu sự trung thực)
- Những người xung quanh sẽ có suy nghĩ và cảm xúc như thế nào khi biết về những hành vi thiếu trung thực?
+ Mọi người xung quanh khi biết những hành vi thiếu trung thực thì tất nhiên sẽ rất buồn, bực tức.
- Vậy hậu quả của sự thiếu trung thực là gì?




* Thảo luận nhóm
- Vì sao ông bố sẵn sàng trả đủ tiền, không chịu nói sai sự thât?
+ Không muốn bán đi sự kính trọng của những đứa con và lòng trung thực của mình.
- Theo em, hai đứa con và những người chứng kiến sẽ có suy nghĩ và cảm xúc như thế nào khi thấy việc làm đó của bố?
+ Các con sẽ tự hào
nguon VI OLET