Tuần 1 Tiết 1+ 2
Ngày dạy:19/08/2019
CHƯƠNG 1: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ
MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Biết khái niệm về thông tin và hoạt động thông tin của con người.
Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính cảu tin học.
2. Kĩ năng: Hiểu được thông tin và hoạt động thông tin xung quanh cuộc sống con người.
3. Thái độ:Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, có ý thức học tập bộ môn, rèn luyện tính cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung :Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt :Năng lực nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường thông tin và nền kinh tế tri thức;
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo
- Học sinh: bài soạn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động : Khởi động (5’)
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
Giới thiệu bài mới:
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn thơ sgk – trích từ bài thơ đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận
? sau khi đọc khổ thơ em có thể trả lời những câu hỏi sau không?
Mặt trời trông như thế nào?
Đoàn thuyền đánh các đi đâu? Đây có phải là lần đầu đoàn thuyền đi như vậy không?
Khung cảnh mà khổ thơ nói tới diễn tả trong thời gian nào?Ở đâu?
Câu trả lời cho các câu trên cũng là thông tin mà em có thể thu nhận được khi đọc khổ thơ.
Hoạt động: Hình thành kiến thức

TG

Hoạt động của GV và HS
Nội dung


15’










10’





25’





























25’


GV: Các hiểu biết về một con người hay một đối tượng cụ thể gọi là gì?
HS: gọi là thông tin.
GV: Khái quát khái niệm thông tin cho HS.
HS: Ghi nhớ.
GV: Chúng ta có thể có bao nhiêu cách để tìm hiểu về một đối tượng cụ thể nào đó, VD tìm hiểu về một HS trong lớp mình, một quyển truyện, …
HS: Có nhiều cách khác nhau.
GV: Yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ thực tế.
HS: Thảo luận nhóm (10’). Tiếp thu thông tin từ tivi, radio, từ các bài báo, sách giáo khao, từ mọi người xung quanh…
GV: Theo các em người ta có thể truyền đạt thông tin cho nhau bằng những cách nào?
HS: bằng cách ghi lại lên tường, lên gỗ, giấy; dùng lời nói…
GV: Khái quát hoạt động thông tin của con người cho HS.
GV: Theo các em chúng ta có thể không trao đổi thông tin với môi trường xung quanh không?
HS: Không thể không trao đổi thông tin với môi trường xung quanh.
GV: Theo các em trong hoạt động thông tin khâu nào đóng vai trò quyết định?
HS: xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất.
GV: Khái quát mô hình xử lí thông tin.






GV: Theo em việc lưu trữ và truyền thông tin có tác dụng gì?
HS: có tác dụng làm cho thông tin và những hiểu biết được tích lủy và nhân rộng.

GV: Khái quát khái niệm tin học cho HS.

GV: Khái quát nhiệm của tin học cho HS.
HS: ghi nhớ.


GV: Theo em máy tính có lợi ích gì? Em hãy cho một số ví dụ về việc áp dụng máy tính vào các lĩnh vực của cuộc sống mà em biết?
HS: Máy tính là công cụ hữu ích trợ giúp con người trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Một số lĩnh vực: trong trường học, trong y tế, trong giao thông, thông tin liên lac…

1. Thông tin là gì?
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật,sự kiện,…) và về chính con người.


Thông tin có từ rất nhiều nguồn khác nhau: các bài báo, biển giao thông, bản tin truyền hình
nguon VI OLET