Ngày soạn: 05 – 09 – 2020 Tuần 1,2
Ngày dạy: 07 – 09 – 2020 Tiết 1,2,3
CHỦ ĐỀ 1: ĐỊNH LUẬT CU – LÔNG.
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH + BÀI TẬP
I. Mục đích
1. Kiến thức
Nêu được các cách nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng).
Phát biểu được định luật Cu - lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.
Nêu được các nội dung chính của thuyết êlectron.
Phát biểu được định luật bảo toàn điện tích.
2. Kĩ năng
Vận dụng được định luật Cu - lông giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm.
Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.
3. Thái độ
- Có hứng thú học tập. Có tinh thần tự lực, tự giác tham gia xây dựng kiến thức.
- Yêu thích khoa học, tác phong của nhà khoa học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt : Trình bày được các kiến thức về hiện tượng vật lý. Sử dụng kiến thức để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: - Mô hình các điện tích.
- Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về điện tích, ion.
2. Học sinh: - Ôn lại các kiến thức về điện tích đã học ở THCS.
- Ôn lại các kiến thức về vật dẫn và điện môi đã học ở THCS.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Cấp độ
Tên
chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng




Cấp độ thấp
Cấp độ cao

I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích-Tương tác điện
Nêu được điện tích điểm là gì
Nêu được các loại điện tích
Nêu được các tính chất của điện tích



II. Định luật Cu-lông. Hằng số điện môi
Phát biểu được và viết được công thức của định luật Cu-lông
Hiểu được ý nghĩa các đại lượng trong công thức
Hiểu được ý nghĩa cũa hằng số điện môi
Vận dụng được công thức giải bài tập đơn giản
Vận dụng được công thức giải bài tập nâng cao

III. Thuyết electron
Nêu được các nội dung của thuyết
Nêu được chất dẫn điện và chất cách điện là gì
Hiểu được các nội dung của thuyết
Vận dụng thuyết để giải thích các hiện tượng liên quan.


IV. Định luật bảo toàn điện tích
Phát biểu được nội dung định luật

Vận dụng được công thức giải bài tập về ĐLBT điện tích


III. Tổ chức các hoạt động học tập
Tiết 1. ĐỊNH LUẬT CU – LÔNG
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Tình huống xuất phát
(1) Mục tiêu: làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu trong bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK
(5) Sản phẩm: Học sinh nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu.
(ĐVĐ: Ở THCS, ta đã biết các vật mang điện hoặc hút nhau hoặc đẩy nhau. Lực tương tác đó phụ thuộc vào những yếu tố nào và tuân theo quy luật nào ?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nhiễm điện của các vật, điện tích, điện tích điểm, tương tác giữa các điện tích.
(1) Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu được điện tích là gì, điện tích điểm, tương tác giữa các điện tích.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Dạy học nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: Mô hình thí nghiệm đơn giản
(5) Sản phẩm: HS nắm được sự nhiễm điện của các vật, điện tích, điện tích điểm, tương tác giữa các điện tích.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

 Cho học sinh làm thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điên do cọ xát.
Giới thiệu các cách làm vật nhiễm điện.
Giới thiệu cách kiểm tra vật
nguon VI OLET