Tiết:............
PPCT:........
Ngày soạn......................
Ngày dạy.......................


CHƯƠNG I SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)

BÀI 1 SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)

I. YÊU CẦU: Giúp HS nắm:
1. Kiến thức : Những sự kiện lớn và quan trọng của tình hình thế giới sau CTTGII.
- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau CTTGII: Hội nghị Ianta (2.1945)
- Sự thành lập Liên hiệp quốc.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng khai thác tranh ảnh, lược đồ.
- Phân tích đánh giá 1 số sự kiện lịch sử .
3. Thái độ:
- Nhận thức rõ, chính từ đặc trưng hai phe đó, ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới đã diễn ra ngày càng căng thẳng. Quan hệ giữa hai phe nhanh chóng chuyển sang đối đầu quyết liệt.
- Qua đó giáo dục tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Cũng từ đó, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta ngày càng liên quan mật thiết với tình hình thế giới, với cuộc đấu tranh của 2 phe trong nhiều thập kỷ Chiến tranh lạnh.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
- Thực hành bộ môn: Khai thác nội dung của bài học liên quan đến quan hệ quốc tế trong giai đoạn này.
- Năng lực cần đạt : so sánh điểm giống và khác giữa hội nghị vec-xai-oasinh tơn và hội nghị Ianta. Liên hệ tình hình Việt Nam thời kì đó.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Lược đồ Quan hệ các nước Đông- Tây sau chiến tranh thế giới thứ hai. Bản đồ thế giới. Một số tranh ảnh của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Hình SGK (Thủ tướng Anh, Tổng thống Mĩ, Xtalin.)
2. Học sinh: Vở ghi, Sách giáo khoa, đọc và chuẩn bị bài.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: thuyết trình, thảo luận nhóm, tự học…
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp đầu năm học
2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: - GV cho hs quan sát lược đồ: Sự phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới theo tt 2 cực Ianta và nêu câu hỏi:
Thế giới được phân chia thành những khu vực ảnh hưởng khác nhau  là do chi phối bởi sự kiện lịch sử nào?
Hãy cho biết những hiểu biết của mình về những sự kiện đó?
Em biết gì về tổ chức LHQ? nêu một số cơ quan của LHQ đang hoạt động ở VN và những đóng góp của nó?Vị trí, vai trò của tổ chức hiện nay như thế nào?
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm. GV lựa chọn một sp để làm tình huống kết nối vào bài mới.
3. BÀI MỚI:
Hoạt động của HS - GV
Nội dung cơ bản

 Nội dung 1: Cả lớp
GV hỏi: Sau CTTG II cần phải giải quyết những vấn đề cấp bách nào?
HS trả lời, GV giảng: Cần phải giải quyết 3 vấn đề:
GV nhắc sơ qua phần bối cảnh của hội nghị và chốt ý
GV giảng: Thành phần Hội nghị: Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô – Xtalin, Tổng thống Mỹ Rudơven, thủ tướng Anh – Sơcxin.
GV hỏi: Hội nghị đã đi đến những quyết định như thế nào? Nội dung cụ thể?
HS trả lời: - Thống nhất tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và quân phiệt Nhật.

- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc → duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Thỏa thuận việc đóng quân
GV hỏi: một trong những vấn đề quan trọng trong hội nghị là gì?

HS đưa ra ý kiến, GV nhận xét và chốt
Chú ý: việc phân chia phạm vi ảnh hưởng này chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ.

=> Thực chất của hội nghị là: Tranh giành, phân chia thành quả thắng lợi giữa các nước có công tiêu diệt CNPX.











Nội dung 2: cả lớp

GV hỏi: Tổ chức Liên Hợp Quốc được thành lập như thế nào?
HS trả lời, GV nhận xét, ghi chép:
- Từ 25/4 → 26/6/1945, hội nghị 50 nước tổ chức tại Xan Phranxixco (Mỹ) thông qua:
+ Bản Hiến chương Liên Hợp quốc.
+ Tuyên bố thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
→ 24/10/1945, Hiến chương chính thức có hiệu lực, ngày này được coi là ngày thành lập Liên Hợp Quốc.
GV hỏi: Tổ chức Liên Hợp Quốc thành lập nhằm mục đích gì?
nguon VI OLET