TUẦN 1+2+3
Tiết: 1,2,3,4,5
Ngày soạn: 30/08/2020


CHỦ ĐỀ 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA, CON LẮC LÒ XO, CON LẮC ĐƠN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Phát biểu được dao động điều hòa.
- Viết được các phương trình trong dao động điều hòa và trả lời được đặc điểm của các đại lượng đặc trưng
- Trả lời được cấu tạo của hai con lắc
- Viết được công thức tính chu kì dao động của hai con lắc
-Viết được công thức tính năng lượng dao động của hai con lắc
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát hình ảnh, thí nghiệm để nhận biết, phân tích, khái quát hóa kiết thức.
- Kỹ năng giao tiếp, hợp tác nhóm, chia sẻ thông tin, tư duy logic, tự tin trình bày ý kiến trước tập thể.
- Kĩ năng ghi chép; kĩ năng đọc và nghe…
3. Thái độ:
- Học tập chăm chỉ, nghiêm túc, tích cực, có ý thức chuẩn bị bài
4. Định hướng và các năng lực hình thành
- Năng lực thí nghiệm; quan sát rút ra quy luật của dao động
- Năng lực tính toán:
Mô tả hiện tượng vật lý bằng hàm toán học
Mô tả hiện tượng vật lý bằng phương trình toán học
( dao động điều hòa mô tả bằng hàm toán học sin ; cos ; x = Acos((t + () )
- Khả năng giả quyết vấn đề thông qua một hệ thống câu hỏi; tóm tắt những thông tin liên quan .
- Rèn năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
- Năng lực thể chất, tinh thần: Có niềm tin vào sự đúng đắn của khoa học nhờ giải thích được cũng như xem xét và đánh giá được những quá trình biến đổi, vận động của tự nhiên theo góc độ khoa học (các vật đều vận động; dao động)
- Năng lực thẩm mỹ:Nhận thức được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên, của những quy luật vật lí – đồng hồ quả lắc vận chuyển bằng con lắc đơn (đồ thị dao động điều hòa )
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Các hệ dao động: con lắc lò xo; con lắc đơn….
- Bài tập ví dụ
- Phiếu học tập
2. Học sinh:
- Tự chế tạo hệ dao động
- SGK, giấy nháp, vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
Thuyết trình, khái quát, phân tích, rút ra nhận xét.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
TIẾT 1 + 2
BÀI 1. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
1. Tạo tình huống
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh.
b) Phương pháp: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét và phân biệt dao động cơ, dao động tuần hoàn.
c) Dự kiến sản phẩm: các câu trả lời của HS để đưa ra khái niệmdao động cơ, dao động tuần hoàn.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM

HOẠT ĐỘNG I:Tìm hiểu khái niệm dao động cơ và dao động tuần hoàn
GV: Từ ví dụ lúc đầu đưa ra khái niệm dao động cơ, dao động tuần hoàn.






HOẠT ĐỘNG II:Xây dựng phương trình dao động điều hòa
GV:Giáo viên chia lớp theo nhóm để hoàn thành bài tập:
+ Xác định góc quay trong thời gian t
+ Xác định góc tạo bởi OM và trục ox ở thời điểm t
+ Biểu diễn x qua bán kính R=A và góc tạo bởi OM và trục ox
HS:hoạt động theo nhóm đã được phân công, thảo luận và cùng nhau hoàn thành phiếu học tập và báo cáo kết quả hoạt động theo nhóm, nhận xét, đánh giá lẫn nhau
GV: Nhận xét













HOẠT ĐỘNG III:Các đại lượng đặc trưng cho dao động điều hòa
GV: chia lớp theo nhóm để hoạt động trả lời các câu hỏi sau: Thế nào là chu kỳ; tần số?
Xây dựng công thức xác định vận tốc; gia tốc trong dao động điều hòa?
HS: hoạt động theo nhóm đã được phân công, thảo luận và cùng nhau hoàn thành phiếu học tập và báo cáo kết quả hoạt động theo nhóm, nhận xét, đánh giá lẫn nhau
GV: Nhận xét.
















HOẠT ĐỘNG IV:Biều diễn dao động điều hòa bằng đồ thị
GV:chia lớp theo nhóm để hoàn thành bài tập: vẽ đồ thị x, v, a trong trường hợp
nguon VI OLET