HUYỆN ỦY KIM BÔI                             ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CHI BỘ TRƯỜNG PTDTN

THCS &THPT KIM BÔI

 

BÀI THU HOẠCH

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên

Kính gửi: ...........................................

Họ và tên:...............................................................................................................

Chức vụ:.................................................................................................................

Nhiệm vụ dược giao

Đơn vị Công tác tại:...............................................................................................

Qua học tập và nghiên cứu chuyên đề về xây dựng phong cách tác phong công tác của người đứng đầu của cán bộ đảng viên của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, tôi xin trình bày những nhận thức, những kết quả thực hiện cụ thể của bản thân trong bài thu hoạch chỉ thị 05 năm 2018, bài thu hoạch chỉ thị 05 của đảng viên như sau:

Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm phát huy tinh thần làm chủ, ý thức trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của mọi người, từ đó nâng cao chất lượng thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đó là vấn đề lớn cần kiên trì, có quyết tâm cao, trước mắt cần hướng mạnh vào thực hiện tốt các nội dung:

1. Nâng cao tính đảng, tính nguyên tắc.

Phẩm chất hàng đầu của người cán bộ, đảng viên là lòng trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Phẩm chất này quán xuyến trong mọi hoạt động của người cán bộ lãnh đạo theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Và thường ngày, tuỳ điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng cụ thể mà người cán bộ, đảng viên có thể sử dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau để thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Làm bất cứ công việc gì, trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào, người cán bộ, đảng viên phải luôn xuất phát từ đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Trong mọi hoạt động, người cán bộ, đảng viên đều phải đặt lợi ích của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Phải luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét giải quyết mọi vấn đề. Kiên quyết bảo vệ, ủng hộ cái mới, cái đúng, đấu tranh phê phán cái sai, lạc hậu, lỗi thời.

2. Chủ động, sáng tạo, quyết đoán, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật cao.

Thực tiễn luôn vận động phát triển. Trong khi đó đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước có đúng đắn, chính xác tới đâu cũng là sản phẩm của con người trong một thời gian và không gian hữu hạn. Bởi vậy, trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, đồng thời với việc giữ vững tính đảng, tính nguyên tắc cao, người cán bộ, đảng viên phải rất chủ động, sáng tạo, quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao, khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì cũng tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Không ỷ lại, dựa dẫm, đùn đẩy trách nhiệm, làm việc tắc trách, làm qua loa, chiếu lệ, nửa vời, đầu voi, đuôi chuột.

Thực sự gần gũi, tin tưởng vào quần chúng.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đặt yêu cầu rất cao với người cán bộ, đảng viên về tác phong quần chúng. Người chỉ rõ, bất cứ một người tài giỏi nào cũng không thể nghĩ ra được đủ mọi điều, vì sáng kiến của cá nhân là có hạn, nhưng sáng kiến của quần chúng thì vô hạn. Vì vậy, chúng ta không thể ngồi trong phòng mà nghĩ ra cái mới được. Cái mới phải tìm ở cơ sở, trong quần chúng. Người đảng viên phải là những người dám “sục sạo”, xông xáo trong thực tế, tiếp xúc với quần chúng hằng ngày. Nếu không cụ thể, sâu sát, gần gũi quần chúng thì đảng viên không thể thấy được, hiểu được nguyện vọng, tâm tư, tình cảm và càng không thuyết phục được quần chúng. Do đó, đối với người lãnh đạo phải biết học hỏi quần chúng, biết tập trung mọi tài năng, trí tuệ của quần chúng thành sức mạnh chung, tìm ra được lực lượng, biện pháp để thực hiện nhiệm vụ; phải biết khơi dậy, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của quần chúng trong thực hiện mọi nhiệm vụ được giao.


3.Nêu gương, nói đi đôi với làm.

Vận động, giáo dục, thuyết phục là phương pháp cơ bản, chủ yếu trong công tác vận động quần chúng của Đảng và của người đảng viên. Vì vậy, để thực hiện tốt việc vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng, người đảng viên phải biết dùng chân lý, lẽ phải, bằng hành động gương mẫu của mình để giáo dục, thuyết phục quần chúng, kết hợp với quan tâm giải quyết những vướng mắc trong tâm tư tình cảm, đời sống hằng ngày của họ; kiên trì và có tình thương yêu con người, tin tưởng vào khả năng phấn đấu vươn lên của mỗi người. Kiên quyết chống mọi biểu hiện chủ quan nóng vội, định kiến cá nhân, thể hiện mình là “bề trên”, là “ông quan cách mạng” trong quá trình giáo dục thuyết phục. Bởi điều đó trái với quan điểm của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cán bộ, đảng viên là người lãnh đạo, là người đày tớ trung thành của nhân dân.

4. Xây dựng tác phong sát thực tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là một nguyên tắc tối cao của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải có tinh thần cách mạng, không ngừng sáng tạo, liên tục phát triển, không một phút xa rời thực tiễn, nói và làm bao giờ cũng nhằm mục đích cụ thể, thiết thực. Theo đó, trong thực hiện nhiệm vụ của mình, người đảng viên phải hiểu rõ tình hình, nắm vững chính sách. Và muốn hiểu rõ tình hình, nắm vững chính sách phải áp dụng lối làm việc có điều tra, nghiên cứu. Đối với mỗi vấn đề, cần chịu khó nghiên cứu thấu đáo, đi nhiều, nghe nhiều, thấy nhiều. Chỉ có tăng cường quan điểm thực tiễn, khéo đi sâu điều tra nghiên cứu, phân tích và giải quyết đúng mâu thuẫn trong đời sống, mẫn cảm với cái mới, dứt khoát vứt bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời, có như vậy sự lãnh đạo mới có sức sống, công tác mới có nội dung, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

5. Làm việc cụ thể, tỉ mỉ, chu đáo.

Phải khẳng định dứt khoát rằng, người cách mạng, bất cứ ở cấp nào, cũng phải là người hành động. Tinh thần triệt để cách mạng phải được biểu hiện ở cách làm việc cụ thể, tỉ mỉ, chu đáo, đã quyết thì phải thi hành, đã làm thì đến nơi đến chốn. Cố nhiên, tỉ mỉ không phải là cấp trên bao biện cả công việc của cấp dưới. Mỗi cấp có trách nhiệm của mình. Cấp trên có trách nhiệm chỉ đạo cụ thể cho cấp dưới, cấp dưới có trách nhiệm thi hành chỉ thị của cấp trên một cách có sáng kiến, nhằm bảo đảm cho công việc thông đồng bén giọt, đem lại hiệu quả lớn nhất. ở đây, một vấn đề có tính nguyên tắc là: Lãnh đạo vấn đề gì cấp trên phải giỏi hơn cấp dưới về vấn đề đó. Muốn vậy, người lãnh đạo phải thường xuyên tu dưỡng trình độ về mọi mặt, biết lãnh đạo, đồng thời biết học tập cấp dưới. Trước mỗi vấn đề mới đặt ra, người lãnh đạo phải đi sâu một vài nơi, trực tiếp chỉ đạo cụ thể, tỉ mỉ, để rút kinh nghiệm cho lãnh đạo nơi khác. Cán bộ, đảng viên bất kể ở cấp nào phải là người hành động, có tri thức, có lý luận. Khi tiếp nhận nghị quyết, chỉ thị, phải kết hợp được với tình hình cụ thể của đơn vị để hiểu chỉ thị, nghị quyết một cách cụ thể từ đó chỉ đạo quán triệt và thực hiện một cách có hiệu quả.


6. Kết luận chung:

                                                                         Kim Bôi ngày 1 tháng 3 năm 2018

 

Xác nhận của chi bộ                                                   Người viết bài thu hoạch

 

 

 

                                                                                               Bạch Thị Yến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cô thân ái chào các em, rất vui khi cô được làm quen với các bạn HS trường và đặc biệt là các bạn HS lớp các bạn xẽ chợp tác và ủng hộ cô trong suốt quá trình giờ học. Cảm ơn các bạn

                   VI ĐEO NHỎ TIẾNG

Các em ạ đất nước Việt nam chúng ta có 54 Dân tộc anh em, trong đó dân tộc kinh chiếm đại đa số, Mỗi vùng miền mỗi dân tộc đều có những làn điệu dân ca độc đáo riêng, tạo thành một nền âm nhạc dân gian rất phong phú và đa dạng. Để góp phần phát triển và gìn giữ dân ca các dân tộc nói chung và dân ca dân tộc ít người nói riêng, hôm nay các em xẽ cùng cô


Tìm hiểu về “một số làn điệu dân ca dân tộc Mường” ở tỉnh Hòa Bình chúng ta

GHI BẢNG TIÊU ĐỀ

TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LÀN ĐIỆU DÂN CA MƯỜNG

 

1. Tìm hiểu sơ lược về địa lý tỉnh Hòa Bình

CHIẾU BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ VÀ CÁC DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA TỈNH HÒA BÌNH

 

 Hoà Bình chúng ta là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, giáp ranh Thủ đô Hà Nội, với diện tích tự nhiên là 4.662,53km2, gồm 10 huyện và 1 thành phố, có nhiều cư dân các dân tộc anh em cùng chung sống như Mường, Kinh, Thái, Dao, Tày, Hơ mông, chiếm tỉ lệ 99,92% đông nhất so với các dân tộc sống trong tỉnh.

 

Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, kỳ thú, Hoà Bình còn có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch. Thiên nhiên và bàn tay lao động của nhân dân, các dân tộc đã tạo nên nhiều cảnh quan kỳ thú như: hang Trại, Thác Mu (huyện Lạc Sơn), , Chùa tiên, hang Đồng Nội (huyện Lạc Thuỷ),... với những dấu tích của văn hoá Hoà Bình, những bản làng của đồng bào Thái (bản Lác, bản Poom Coọng ở huyện Mai Châu), đồng bào Mường (bản Giang Mỗ, đền Tiên Bồng huyện Cao Phong). Suối nước khoáng Kim Bôi (huyện Kim Bôi) vừa là điểm du lịch, điều dưỡng, vừa là nguồn nguyên liệu có giá trị cung cấp cho ngành sản xuất nước giải khát.


Đặc biệt, công trình thuỷ điện Hoà Bình - "công trình thế kỷ" và hồ thuỷ điện Hoà Bình có nhiều cảnh quan tươi đẹp, hấp dẫn. Những cảnh quan trên cùng với những sản phẩm thủ công mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc Hoà Bình (hàng thổ cẩm, rượu cần Hoà Bình,...) đã cho thấy tiềm năng phong phú của du lịch Hoà Bình. 

Hoà Bình còn tự hào là “nôi” của nền Văn hoá Hoà Bình, miền đất sinh sống của người Việt cổ cách đây hàng vạn năm, với những di chỉ khảo cổ có giá trị, những giá trị văn hoá phi vật thể phong phú, độc đáo, Hoà Bình chính thức trở thành trọng điểm du lịch Quốc gia và du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

 

Các em thân mến

Vừa rồi các em vừa được cùng cô thăm quan du lịch qua phần gt tỉnh HB chúng ta trên màn ảnh nhỏ, qua đây cô rất mong các em học thật giỏi, tu dưỡng rèn luyện tốt để trở thành người con có ích cho xã hội, đem hết khả năng của mình xây dựng cho quê hương hòa Bình của Chúng ta ngày càng đẹp hơn.

 

Các em ạ như phần đầu cô đã giới thiệu Dân ca các dân tộc, mỗi vùng miền  đều có bản sắc riêng, lời ca và giai điệu riêng biệt vậy để hiểu thêm về bản sắc dân tộc độc đáo của người Mường, sau đây chúng ta cùng tìm đến phần 2

2.2. Dân ca Mường có đặc điểm gì?

  •                               Đó là tiếng hát của nhân dân ta, để lại từ đời đẻ đất đẻ nước, mang phong cách tự sự, kể lể, được phổ cập trong quần chúng lao động, lời ca miêu tả sự việc, cảnh vật, thể hiện cảm xúc con người tình yêu thương con người với quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi rất đỗi gần gũi với cuộc sống lao động hàng ngày, được gọt giũa trau truốt theo năm tháng và phát triển cho đến ngày nay.

3.Tìm hiểu về một số làn điệu dân ca mường

Nói về dân ca Mường có thể tạm chia làm 4 thể loại.

+Thể loại thứ nhất là hát phong tình (giao duyên) bà con gọi là “đang”, có nơi gọi là “rang”,

+ Thể loại thứ hai là hát “ru” loại này chia thành 3 loại hát ru ban ngày, hát ru ban đêm, hát ru thường, (Ru ún tức là ru con),

+ Thể loại thứ thứ đến là hát “giáo bùa” còn gọi là hát sắc bùa.

+ Thể loại cuối cùng rồi đến hát “mỡi”.

  1. Chúng ta xẽ tìm hiểu từng  thể loại

a, Thể loại thứ nhất là hát: Phong tình giao duyên, hát đối

  •                               Cách gọi hát thường rang được người dân dùng nhiều bởi theo họ hát thường rang là lối hát giao duyên trữ tình, không phân chia tách rời thường với rang.
  •                               Lời bài hát mộc mạc đằm thắm, tiếng nói dung dị đời thường, sự kể lể tâm trạng được thể hiện trên các cung bậc trầm bổng của âm thanh. Thường rang, bộ mẹng.

Bao giờ hát thường rang, câu đầu tiên cùng là thương thía, thương nồng, da hới , hới Thí dụ như bài:

Hỏi em đi đâu:

Hỏi nhau có thương không

HÁT CHO HS NGHE HOẶC CHO NGHE NGHỆ NHÂN HÁT

b, Chuyển sang thể loại thứ 2:

Hát ru, chia làm 3 loại ru ban ngày, ru ban đêm, và ru lúc thường.

* Ru ban ngày: ru em, ôm em, cho em ngủ để cha mẹ làm ruộng vườn, giai điệu êm dịu, luyến láy, lúc trầm lúc bổng tình cảm rất dễ làm cho trẻ ngủ, lời ca diễn tả tình cảm của người mẹ, người chị giành cho trẻ, ví dụ bài ru con có nội dung: Mong em ngoan ngoãn để cha mẹ lên nương rẫy, mong muốn em lớn khôn hưởng một tương lai tươi sáng, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ví dụ trong ru ún ru em , ru thương em,

Thí dụ như bài ru ún do nghệ nhân sau đây thể hiện,

    GV THỂ HIỆN, HOẶC ĐIỀU KHIỂN CHO XEM HÌNH

 

* Ru ban đêm: bài đập bông bông, đạp nàng khọt… hát trong đêm trăng sáng, có giai điệu rất vui nhộn, dập dờn, miêu tả hình ảnh trẻ em vui đùa dưới ánh trăng, chơi trốn tìm, chơi các trò chơi dân gian, mời chị Hằng xuống chơi, rồi phá cỗ ăn bưởi ăn quả, múa với bông trăng…đem lại niềm vui cho bản làng đặc biệt với những e nhỏ vào những đêm trăng sáng


VI ĐÔ ĐOÀN NGHỆ THUẬT TỈNH HÒA BÌNH.

Ru thường: hát ru vào bất cứ lúc nào, người ru thường mượn lời trong ca dao để bày tỏ ý nghĩ, tình cảm nào đó để mọi người hiểu “bầu tâm sự” một bài ca dao nói lên những nỗi khổ của của người mẹ vất vả bận trăm công nghìn việc vì gia đình của mình, mong muốn cuộc sống tương lai tươ đẹp hơn.

ĐỌC

Bồng bồng con nín con ơi, dưới sông cá lội, trên trời chim bay, Ước gì mẹ có mười tay,  tay kia bắt cá, tay này bắt chim

Một tay chuốt chỉ luồn kim, Một tay làm ruộng, tay tìm hái rau Một tay ôm ấp con đau, một tay vo gạo, tay cầu cúng ma.

Một tay khung cửi guồng xa,một tay bếp nước cửa nhà nắng mưa Một tay đi củi muối dưa, tay còn để lạy, bẩm thưa đỡ đòn

Bồng bồng con ngủ cho say, dưới sông cá lội, chim bay trên trời”.

GV HÁT RU

Từ những điều đó chúng ta thấy “Ru ún” là những khúc dân ca Mường đậm chất thi ca.

Thật hấp dẫn và đặc sắc bởi những âm điệu cũng như tiết tấu cùng lời ca độc đáo, đậm chất thi ca. Một trong những thể loại dân ca phổ biến của người Mường.


Ta tìm thấy nơi đó những người mẹ nặng trĩu tình yêu bao la dành cho con trẻ, dành cho hạnh phúc gia đình. Những người mẹ như bao mẹ khác trong cộng đồng các dân tộc tỉnh nhà, vô tận như suối rừng ngàn lau.

c. Thể loại thứ 3: một số bài hát mang thể loại hát sắc bùa:

Hát cùng dàn cồng chiêng, nhị và ống sáo, một bài hát ứng với một tháng trong năm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu..Cầu cho mọi người, trong các gia đình ấm êm hạnh phúc

                  CHO HS NGHE BÀI HÁT SẮC BÙA.

Các em thân mến bên cạnh những thể loại được nêu trên, dân ca Mường có rất nhiều bài cô ưa thích, trong đó còn có làn điệu hát Mỡi, người ta còn hay gọi là trởi mỡi, chúng ta xẽ cùng lắng nghe một trong những bài hát bài hát sau đây:

d. Thể loại hát mỡi: còn gọi hát trở mỡi.

Có đặc điểm: dãy bày tâm tu tình cảm, căn dặn cháu con sống tốt với gia đình với xã hội với quê hương đất nước.

  •                               HÁT CHO HS NGHE, HOẶC XEM HÌNH

BBên cạnh thể lại hát ru, hát mời trầu, chúng ta không thể không kể đến bài hát Thường rang, còn gọi là hát ràng thường, hát đang có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng vừng.


- Giới thiệu bài hát mời trầu:

 

HỌC SINH NGHE MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ ĐƯỢC GIỚI THIỆU VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI

 

1. Ai hát được bất cứ bài da ca mường hay khúc hát mang âm hưởng dân ca, tặng quà

 

GV HÁT BÀI MANG ÂM HƯỞNG DÂN CA, ĐẬP BÔNG

 

Biết bao nhạc sĩ ca sĩ đã dựa vào những bài thơ những làn điệu  dân ca đã để sáng tác ra những bài mang âm hưởng dân ca mới, tiêu biểu như nhạc sĩ Huy Tâm, Nhạc sĩ Đinh Tùng Bách.

Phải kể đến như bài ru ún ban ngày, đập nàng khọt, đập bông bông, mời trầu…

Chính bởi vậy chúng ta cảm thấy luôn tự hào là người con được sống trên quê hương hòa Bình,

 

Hơn ai hết, người Hòa Bình rất cảm thấy yêu quê hương của mình, yêu nền văn hóa có từ lâu đời, một trong những nền văn hóa đó, giờ học hôm nay chúng ta xẽ được tìm hiểu sâu kỹ hơn về “Một số làn điệu dân ca Mường” do cha ông ta để lại từ trước đến nay.

 “Cả nước ai cũng biết đến dân ca quan họ Bắc Ninh, một làng điệu dân ca nổi tiếng và đặc sắc nhưng dân ca Mường vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Đối với cô, dân ca Mường cũng có nét đẹp riêng mà cô tin nếú như chúng ta biết trân trọng, yêu thích biểu diễn và sáng tác phát triển bài dân ca Mường cũng xẽ được nhiều người ưa thích.


 

Giữa muôn vàn các ca khúc nhạc trẻ, nhạc Tây, nhạc Hàn… khiến giới trẻ quay cuồng điên đảo, thì vẫn còn đó những những bài hát dân ca Việt nam với thanh âm trong trẻo và vẻ đẹp hồn nhiên, mộc mạc như chính hồn chất đời thực con người. Theo sức sống của nghệ thuật truyền miệng, hát dân ca vẫn như mạch nước ngầm tưới mát tâm hồn những “nghệ sỹ làng” nơi đại ngàn.

nguon VI OLET