Trường THCS Phước Tân 1                                                                                               Ga: Giáo dc công dân

Tuần 1                                                                                                   Ngày soạn: 10/08/2018

Tiết  1                                                                                                   Ngày dạy  : 20/08/2018

 

BÀI 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ.

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.

- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

2. Kỹ năng:

- Học sinh biết tự đề ra kế hoạch luyện tập thể dục thể thao, có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.

- Biết quý trọng sức khoẻ của bản thân và của người khác.

- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao .

3. Thái độ: Học sinh có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.

*Nội dung lồng ghép GDATGT: Có ý thức tuân thủ luật ATGT trong quá trình chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ.

*Nội dung lồng ghép GDBVMT:

- Hiểu được môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ của con người.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân làm sạch môi trường ở gia đình, trường học, khu dân cư.

II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- KN tư duy phê phán

- KN tự nhận thức

- KN sáng tạo

- Kĩ năng đặt mục tiêu

- KN lập kế hoạch

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Giải quyết vấn đề

- Động não

- Xử lí tình huống

- Liên hệ và tự liên hệ

- Thảo luận nhóm....

- Kích thích tư duy

- Sắm vai.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, giấy  khổ lớn, bút dạ , câu chuyện, tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ. Giáo án, SGK, SGV …

- HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.  Ổn định tổ chức:  

Năm hc 2018-2019                                                                                                                    Gv: Phm Th Hà


Trường THCS Phước Tân 1                                                                                               Ga: Giáo dc công dân

2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3.  Bài mới:

*Giới thiệu bài mới: Cha ông ta thường nói: " Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng...." Vậy sức khoẻ là gì? Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện việc đó bằng cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

* Trình tự các hoạt động dạy và học:

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học:

GV. Gọi Hs đọc truyện SGK, quan sát tranh và lần lượt trả lời câu hỏi:               

1.  Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? (NL nhận biết)

2. Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy? (NL giải quyết VĐ)

3. Theo em sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao? (NL giải quyết VĐ)

- HS trả lời, GV nhận xét và đưa ra đáp án.

*Đáp án:

1. Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi.

2. Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách tập luyện thể thao.

3.Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động học tập, lao động…

* GV đưa ra kết luận:

*Nội dung lồng ghép GDBVMT:

? Theo em, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm chúng ta dễ mắc phải các bệnh nào? (NL giải quyết VĐ)

- Các bệnh về đường hô hấp, tim mạch…

? Có ý kiến cho rằng: “Bảo vệ môi trường sẽ giúp chúng ta có một sức khoẻ tốt”. Ý kiến này đúng hay sai? Vì sao? (NL tự nhận thức)

- Đúng. Vì môi trường tác động trực tiếp đến sức khoẻ và tinh thần của con người.

? Hãy kể một số việc làm của em góp phần bảo vệ môi trường? (NL thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng)

- Trồng và chăm sóc cây xanh.

- Không vứt rác bừa bãi.

- Quét dọn thường xuyên chỗ ở, nơi học tập và làm việc….

? Em cần phải làm gì để tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể?

*Nội dung lồng ghép GDATGT:

I. Bài học:

1. Ý nghĩa của thân thể, sức khoẻ:

Thân thể sức khoẻ là quý nhất đối với mỗi con người, không gì có thể thay thế được, vì vậy phải biết giữ gìn, tự chăm sóc, rèn luyện để có thân thể, sức khoẻ tốt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể:

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Ăn uống, sinh hoạt điều độ.

- Tích cực luyện tập TDTT.

- Tích cực phòng bệnh và chữa bệnh.

- Khắc phục những thói quen có hại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể:

Năm hc 2018-2019                                                                                                                    Gv: Phm Th Hà


Trường THCS Phước Tân 1                                                                                               Ga: Giáo dc công dân

GV cung cấp tình huống : Vào chiều hè dịu mát, Hùng và các bạn thường rủ nhau chơi đá banh dưới lòng đường. Hùng cho rằng: “ Đá banh là một cách rèn luyện thân thể”.

? Em có đồng ý với suy nghĩ của Hùng không?(NL nhận biết) - Đồng ý với suy nghĩ của Hùng.

? Theo em, Hùng đá banh dưới lòng đường có vi phạm luật giao thông hay không? Vì sao? (NL giải quyết VĐ)

- Vi phạm luật giao thông đường bộ. Vì đã xâm lấn lòng đường, cản trở giao thông và có thể dẫn đến tai nạn giao thông đáng tiếc.

?  Theo em sức khoẻ có ý nghĩa gì đối với học tập, lao động và vui chơi giải trí? (NL sử dụng ngôn ngữ và giải quyết VĐ)

? Em hãy nêu cách rèn luyện của bản thân?

(NL tự nhận thức)

 

 

 

 

* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.

*BTb.

- Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, uống rượu bia? (NL giải quyết VĐ và giao tiếp TV)

 

- Mặt thể chất: Giúp chúng ta có một cơ thể khoẻ mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi được với mọi biến cố của môi trường và do đó làm việc và học tập có hiệu quả.

- Mặt tinh thần: Thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời.

 

 

 

 

 

 

4. Cách rèn luyện:

-Biết đặt ra kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó.

-Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

II. Bài tập:

BT b.

­- Thuốc lá, rượu bia có chứa chất kích thích ảnh hưởng xấu đến tim mạch, hệ thần kinh, hô hấp, tiêu hoá của con người. Sử dụng nhiều thuốc lá và rượu bia sẽ dẫn đến các căn bệnh như: Ung thư phối, ung thư gan, suy hô hấp….

- Ngoài ra, nghiện rượu bia làm con người hao tổn tiền bạc, mất phương hướng không làm chủ được hành vi, dễ sa vào tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức.

 

4. Kiểm tra đánh giá :

    GV: Lên kế hoạch chăm sóc , rèn luyện thân thể cho bản thân? (NL tự nhận thức tự điều chỉnh hành vi)

5. Hướng dẫn, dặn dò:

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về sức khoẻ

- Làm các bài tập còn lại ở SGK/5

- Xem trước Bài 3 – Tiết kiệm

Năm hc 2018-2019                                                                                                                    Gv: Phm Th Hà


Trường THCS Phước Tân 1                                                                                               Ga: Giáo dc công dân

+ Đọc và trả lời các câu hỏi trong truyện

+ Những biểu hiện của tiết kiệm

+ Sưu tầm một số câu ca dao , tục ngữ về tiết kiệm .

VI. RÚT KINH NGHIỆM .....................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

Tuần 2                                                                                              Ngày soạn : 20/08/2018

Tiết  2                                                                                               Ngày dạy   :27/08/2018

 

BÀI 3:    TIẾT KIỆM

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là tiết kiệm

- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm

2. Kĩ năng:

- Biết nhận xét đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và của người khác.

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện kết quả đồ dùng, tiền bạc,....

- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc một cách tiết kiệm.

3.Thái độ:

- Quý trọng người tiết kiệm, giản dị. ghét sống xa hoa lãng phí.

- Có ý thức chấp hành pháp luật  về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

* Nội dung lồng ghép GDBVMT:

- Hiểu tiết kiệm của cải vật chất và TNTN là góp phần giữ gìn, cải thiện môi trường.

- Nhận biết được những hình thức tiết kiệm có tác dụng bảo vệ môi trường.

- Có ý thức thực hành tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi.

*  Nội dung lồng ghép GDĐĐHCM: Hiểu và noi theo tấm gương tiết kiệm của Bác.

II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- KN thu thập và xử lí thông tin về thực hành tiết kiệm

- Kn tư duy phê phán, đánh giá những hành vi việc làm thực hiện tiết kiệm và những hành vi phung phí CCVC, sức lực thời gian và những hành vi keo kiệt bủn xỉn

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Thảo luận nhóm.

- Động não.

- Nghiên cứu trường hợp điển hình

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. GV: Những mẩu truyện về tấm gương tiết kiệm. Những vụ án làm thất thoát tài sản của Nhà nước, nhân dân.Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tiết kiệm.

Năm hc 2018-2019                                                                                                                    Gv: Phm Th Hà


Trường THCS Phước Tân 1                                                                                               Ga: Giáo dc công dân

2. HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:  

2. Kiểm tra bài cũ:

 

Câu hỏi

Đáp án và biểu điểm

Câu 1: Cho HS quan sát 6 bức tranh ( Sách thực hành trang 12)

? Em thấy việc gì nên làm? Việc gì không nên làm ? (NL tự nhận thức và giao tiếp TV)

Câu 2: Nêu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. (NL nhận biết)

Câu 1: Không nên làm : Tranh 1 và 4 vì: (4đ)

+Ttranh 1: Lãng phí thời gian . 

+ Tranh 4: Học không đúng cách .

- Nên làm: Tranh 2,3,5,6  vì đó là những biểu hiện của tính siêng năng.(2đ)

Câu 2: Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì: (2đ)

Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

*Ghi bài và làm BT (2đ)

 

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài mới

 Mỗi ngày đi học bạn Lan được mẹ cho 15000 tiền ăn sáng, nhưng bạn chỉ mua hết 10000. Số tiền còn lại bạn dành lại để mua sách vở.

GV: Em nhận xét gì về việc làm của bạn Lan? Việc làm đó thể hiện đức tính gì? (NL giải quyết VĐ)

HS: Trả lời cá nhân. Qua tình huống trên GV chuyển ý vào bài mới.

*Trình tự các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học:

-Gọi học sinh đọc truyện “ Thảo và Hà” và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Thảo và Hà có xứng đáng để được mẹ thưởng tiền không? Vì sao? (NL nhận biết)

-Thảo và Hà rất xứng đáng để được mẹ thưởng tiền.Vì đã thi đậu vào lớp 10

Câu 2: Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? (NL giải quyết VĐ)

- Thảo thấy nhà còn khó khăn, mẹ làm lung vất vả, gạo trong nhà đã hết nên không nhận tiền của mẹ để đi chơi.

Câu 3: Hà có những suy nghĩ gì trước và sau khi đến nhà Thảo? (NL nhận biết và cảm thụ thẩm mĩ)

- Trước khi đến nhà Thảo: Đòi mẹ thưởng tiền để đi liên hoan với các bạn.

- Sau đó: Hà Thấy bạn rất thương mẹ nên cũng đã thấy ân hận, thương mẹ hơn, tự hứa là không vòi tiền mẹ nữa và biết tiết kiệm trong tiêu dùng hằng ngày.

I. Bài học:

1. Thế nào là tiết kiệm?

- Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất,thời gian, sức lực của mình và của người khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm hc 2018-2019                                                                                                                    Gv: Phm Th Hà


Trường THCS Phước Tân 1                                                                                               Ga: Giáo dc công dân

Câu 4: Qua câu truyện trên đôi lúc em thấy mình giống Hà hay Thảo? Nếu giống Hà, em sẽ thay đổi ntn?

 (NL tự nhận thức và điều chỉnh hành vi)

- HS trả lời, GV nhận xét.

Câu 5: Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì? (NL nhận biết và tổng hợp)

- Thảo rất hiếu thảo và biết tiết kiệm.

- GV: Đưa ra các tình huống sau. Yêu cần HS giải quyết và rút ra kết luận tiết kiệm là gì? (NL tự nhận thức, phân tích và tổng hợp)

Tình huống 1: Lan xắp xếp thời gian học tập rất khoa học, không lãng phí thời gian vô ích, để kết quả học tập tốt.

Tình huống 2: Bác Dũng làm ở xí nghiệp may mặc. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bác phải nhận thêm việc để làm. Mặc dù vậy bác vẫn có thời gian ngủ trưa, thời gian giải trí và thăm bạn bè.

Tình huống 3: Chị Mai học lớp 12, trường xa nhà. Mặc dù bố mẹ chị muốn mua cho chị một chiếc xe đạp mới nhưng chị không đồng ý.

Tình huống 4: Anh em nhà bạn Đức rất ngoan, mặc dù đã lớn nhưng vẫn mặc áo quần cũ của anh trai.

*HS trả lời, GV nhận xét và nêu cách giải quyết đúng cho tình huống.

? Rút ra kết luận tiết kiệm là gì? (NL tổng hợp)

? Chúng ta cần phải tiết kiệm những gì? Cho ví dụ?

(NL nhận biết)

- Tiền bạc, điện, nước. sách vở, thời gian và công sức.

*Nội dung lồng ghép GDBVMT:

? Em hãy kể một số hình thức tiết kiệm góp phần giữ gìn và cải thiện môi trường? (NL giải quyết VĐ và giao tiếp TV)

- Hạn chế sử dụng các đồ dùng khó phân hủy: bao ni lông, đồ nhựa....

- Thực hiện tốt công việc phân loại rác.

- Tái chế các đồ dùng, vật liệu cũ để sử dụng lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Biểu hiện của tiết kiệm:

* Trái với tiết kiệm là: xa hoa, lãng phí, keo kiệt, hà tiện...

- Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn.

- Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.

- Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.

Năm hc 2018-2019                                                                                                                    Gv: Phm Th Hà


Trường THCS Phước Tân 1                                                                                               Ga: Giáo dc công dân

- Giữ đồ dùng lâu bền.Tiết kiệm điện, nước.

- Khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí.

=> Thực hành tiết kiệm chống lãng phí ở mọi nơi, mọi lúc góp phần cải thiện môi trường, làm giảm lượng khí thải, rác thải độc hại ra môi trường; tránh làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, cân bằng sinh thái...

? Những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm? (NL giải quyết VĐ)

-Tiêu xài hoang phí tiền bạc cha mẹ, của nhà nước.

-Làm thất thoát tài sản, tiền của Nhà nước.    

-Tham ô, tham nhũng

-Không tiết kiệm thời gian, la cà hàng quán, bớt xén thời gian làm việc tư.

-Hoang phí sức khỏe vào những cuộc chơi vô bổ…

? Đảng và Nhà nước ta đã có lời tiết kiệm như thế nào? (NL nhận biết)

“Tiết kiệm là quốc sách” .

? Em cần tiết kiệm ở đâu? (NL tự nhận thức)

- Ở nhà, ở lớp, trường, ngoài xã hội.

? Trường em đã có những phong trào nào thể hiện sự tiết kiệm? (NL nhận biết)

- Kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất, đóng góp sách báo cho thư viện.

- Thực hiện ngày thứ 7 xanh, sạch đẹp.

* Tổ chức thảo luận nhóm

“ Em đã tiết kiệm như thế nào”

* Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận theo 4 nội dung sau:

(NL hợp tác, tự nhận thức và sử dụng ngôn ngữ)

- N1: Tiết kiệm trong gia đình.

- N2: Tiết kiệm ở lớp.

- N3: Tiết kiệm ở trường.

- N4: Tiết kiệm ở ngoài xã hội

HS thảo luận, trình bày, bổ sung sau đó gv nhận xét, chốt lại.

? Mỗi HS cần thực hành tiết kiệm ntn? (NL tự nhận thức và tổng hợp)

? Tìm ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm?

- Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động.

- Sử dụng điện nước hợp lí.

- Phải thực hiện tiết kiệm ở mọi nơi, mọi lúc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Ý nghĩa của tiết kiệm:

- Tiết kiệm là làm giàu cho mình cho gia đình và xã hội.Đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc.

- Về đạo đức: Đây là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của xã hội, quý trọng mồ hôi công sức, trí tuệ của con người.

Sống hoang phí sẽ dẫn con người đến chỗ hư hỏng, sa ngã.

- Về kinh tế: Tiết kiệm giúp ta tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước.

- Về văn hóa: Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa.

 

 

 

 

 

 

4. Cách rèn luyện tiết kiệm:

- Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.

Năm hc 2018-2019                                                                                                                    Gv: Phm Th Hà


Trường THCS Phước Tân 1                                                                                               Ga: Giáo dc công dân

- Được mùa chớ phụ ngô khoai

       Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng

- Nên ăn có chừng, dùng có mực

- Kiến tha lâu cũng đầy tổ

- Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.

- Góp gió thành bão.

? Cho biết ý nghĩa của tiết kiệm? ( Về kinh tế, đạo đức, văn hoá) (NL phân tích và tổng hợp)

* Nội dung GD học tập và làm theo tấm gương ĐĐHCM:

? Nêu tấm gương về tiết kiệm của Bác Hồ?

(NL giải quyết VĐ và cảm thụ)

- Bác không ở ngôi nhà đồ sộ, nguy nga, căn nhà của Bác làm bằng gỗ, có cây, có hoa, ao cá- chan hoà cùng thiên nhiên.

- Bác không mặc những quân phục sang trọng như các vị thống chế mà rất ăn mặc giản dị.

GV: Bác Hồ luôn sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chất. Sự tiết kiệm trong tiêu dùng của Bác thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của xã hội.

? Qua tấm gương của Bác, em rút ra trong cuộc sống mình cẩn rèn luyện tính tiết kiêm ntn?

*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:

BTb: Tìm những biểu hiện trái với tiết kiệm? Hậu quả của những hành vi đó trong cuộc sống ntn? (NL nhận biết, giải quyết VĐ)

HS: Đọc truyện "chú heo rô bốt" ( sbt)

- Có ý thức chấp hành pháp luật  về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Bài tập:

*BT b.

- Trái với tiết kiệm là xa hoa, lãng phí, hà tiện, keo kiệt. Các hành vi đó dẫn đến hậu quả:

+ Về kinh tế: Làm cho kinh tế gia đình thêm phần khó khăn, kinh tế của đất nước bị kìm hãm.

+ Xa hoa, lãng phí, keo kiệt là tính xấu, bị mọi người phê phán, chê cười.

+ Sống hoang phí sẽ dẫn con người đến chỗ sa ngã, hư hỏng.

 

 

 

4. Kiểm tra đánh giá :

    GV: Em thấy mình đã có tính tiết kiệm chưa? Là HS em rèn tính tiết kiệm như thế nào? (NL tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi)

HS trả lời, GV nhận xét và hướng dẫn HS cách rèn luyện tính tiết kiệm.

5. Hướng dẫn, dặn dò:

- Học bài,  Làm các bài tập a,c,SGK/10

- Xem trước bài 4 :LỄ ĐỘ. Đọc và tìm hiểu truyện “Em Thuỷ”

Năm hc 2018-2019                                                                                                                    Gv: Phm Th Hà


Trường THCS Phước Tân 1                                                                                               Ga: Giáo dc công dân

VI. RÚT KINH NGHIỆM

..................................................................................................................................................

………………………………………………………………………………………………….

 

 

 

 Tuần 3                                                                                               Ngày soạn : 17/08/2018

Tiết   3                                                                                                Ngày dạy  : 04/09/2018

 

Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

 

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

-Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì.

-Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

2. Kĩ năng:

-Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động,…

-Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hằng ngày.

3. Thái độ:

-Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của lười biếng hay nản lòng.

II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kn xác định giá trị

- Kn tư duy phê phán, đánh giá những hành vi việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Động não.

- Nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Thảo luận nhóm.   

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. GV: Bài tập trắc nghiệm, chuyện kể về các tấm gương danh nhân, bài tập tình huống.Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, SGK, SGV, giáo án.

2. HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Ổn đinh tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

Câu hỏi

Đáp án và biểu điểm

Câu 1: Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì?

 

 

 

 

Câu 1: Nêu được các cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể: (4đ)

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Ăn uống, sinh hoạt điều độ.

- Tích cực luyện tập TDTT.

- Tích cực phòng bệnh và chữa bệnh.

Năm hc 2018-2019                                                                                                                    Gv: Phm Th Hà


Trường THCS Phước Tân 1                                                                                               Ga: Giáo dc công dân

 

Câu 2: Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, uống rượu bia?

- Khắc phục những thói quen có hại.

Câu 2: Kể được tác hại của rượu bia, thuốc lá: (4đ)

- Thuốc lá, rượu bia có chứa chất kích thích ảnh hưởng xấu đến tim mạch, hệ thần kinh, hô hấp, tiêu hoá của con người. Sử dụng nhiều thuốc lá và rượu bia sẽ dẫn đến các căn bệnh như: Ung thư phối, ung thư gan, suy hô hấp….

- Ngoài ra, nghiện rượu bia làm con người hao tổn tiền bạc, mất phương hướng không làm chủ được hành vi, dễ sa vào tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức.

* Chép bài và làm bài (2đ)

 

3. Bài mới:

*Giới thiệu bài mới: Một người luôn thành công trong các lĩnh vực của cuộc sống thì không thể thiếu được đức tính siêng năng kiên trì. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tác dụng của đức tính siêng năng kiên trì .

* Trình tự các hoạt động dạy và học:

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học

Gọi Học sinh đọc truyện “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ”

? Bác Hồ của chúng ta sử dụng được bao nhiêu thứ tiếng nước ngoài. (NL nhận biết)

- Tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc...

Ngoài ra Bác còn biết tiếng Đức, Ý, Nhật

? Bác đã tự học như thế nào? (NL nhận biết)

- Bác học thêm vào 2 giờ nghĩ ( trong đêm), nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới ra tay, vừa làm vừa học

? Bác đã gặp những khó khăn gì trong quá trình tự học? (NL nhận biết và giải quyết VĐ)

- Bác không được học ở trường , lớp.

- Vừa học vừa lao động kiếm sống, vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng.

- HS quan sát một số tranh

I. Bài học:

1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm hc 2018-2019                                                                                                                    Gv: Phm Th Hà


Trường THCS Phước Tân 1                                                                                               Ga: Giáo dc công dân

? Qua truyện đọc trên, em hãy cho biết cách học của Bác thể hiện đức tính gì? (NL nhận biết)

GV: Chốt lại:

Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì. Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.

 

? Thế nào là siêng năng? (NL nhận biết và sử dụng ngôn ngữ)

 

 

? Thế nào là kiên trì? (NL nhận biết và sử dụng ngôn ngữ)

 

 

 

 

*GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo 3 nội dung sau: (NL hợp tác, giao tiếp TV và giải quyết VĐ)

1. Tìm biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập.

2. Tìm biểu hiện siêng năng, kiên trì trong lao động.

3. Tìm biểu hiện siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác.

HS thảo luận, cử nhóm trưởng ghi kết quả lên bảng.

GV hướng dẫn nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

? Tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Siêng năng:

- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.

b) Kiên trì:

- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.

2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì:

-Trong học tập: Đi học chuyên cần, Bài khó không nản chí, tự giác học, không chơi la cà...

-Trong lao động: Tìm tòi sáng tạo, chăm chỉ làm việc nhà, không ngại khó, tiết kiệm...

-Trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác: Kiên trì tập TDTT, bảo vệ môi trường, kiên trì chống tệ nạn xã hội. Bảo vệ môi trường. Đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá đói, giảm nghèo

*Những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì:

- Trái với siêng năng là lười biếng, không muốn làm việc, hay trốn tránh công việc, ỷ lại vào người khác hoặc đùn đẩy công việc cho người khác.

- Trái với kiên trì là hay nản lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm và thường không đạt được mục đích gì cả.

3. Ý nghĩa của siêng năng,

 

Năm hc 2018-2019                                                                                                                    Gv: Phm Th Hà

nguon VI OLET