Tuần: Ngày..............tháng...........năm 2021
Ngày soạn: Kí duyệt của BGH:
Ngày dạy:


ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1:
CÁC PHÉP ĐO (1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa được kiến thức về các phép đo.
- Thực hiện được các phép đo theo yêu cầu.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập;
- Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ để;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề thông qua việc giải bài tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+Hệ thống hóa được kiến thức về các phép đo.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học.
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý thức vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK.
- Phiếu học tập, dụng cụ đo.
2. Học sinh
- Vở ghi, SHS, đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Em hiểu thế nào là nhiệt độ? Nêu đơn vị của nhiệt độ thường dùng?
Câu 2: Nêu cách xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế?
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu các nhóm HS dựa vào kiến thức đã học hoàn thành các nhiệm vụ:
Phiếu học tập:
Nhiệm vụ 1: Sắp xếp các nội dung ở cột A với các nội dung ở cột B cho phù hợp:
A
1.Đo chiều dài l (m)
2.Đo khối lượng m (kg)
3.Đo thời gian t (giây)
4.Đo nhiệt độ t (0C)
B
a.Dùng cân
b.Dùng đồng hồ
c.Dùng nhiệt kế
d.Dùng thước

Nhiệm vụ 2: Sắp xếp các bước đo đại lượng sau với nội dung cho phù hợp:
Bước
B1
B2
B3
B4
B5
Nội dung
1.Chọn dụng cụ đo
2.Hiệu chỉnh dụng cụ đo
3.Thực hiện phép đo
4.Đọc và ghi kết quả đo
5.Ước lượng đại lượng cần đo

Nhiệm vụ 3: Có hai nhiệt kế là nhiệt kế rượu và nhiệt kế thuỷ ngân. Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thuỷ ngân lần lượt là 80 °c và 357 °c. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi?
A. Dùng được cả hai nhiệt kế. B. Không dùng được cả hai nhiệt kế.
C. Chỉ dùng được nhiệt kế rượu. D. Chỉ dùng được nhiệt kế thuỷ ngân.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm, nêu được:
Nhiệm vụ 1: 1-d; 2-a; 3-b; 4-c
Nhiệm vụ 2: B1- 5 ; B2-1; B3-2; B4-3 ; B5-4
Nhiệm vụ 3:
- Nước sôi ở 1000C  .
- Vì rượu sôi ở 800C   < 100 0C → không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của nước đang sôi.
⇒ Đáp án D
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm ( nhóm khác bổ sung ( chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV Kết luận, nhận xét .
- Phương án đánh giá: GV sử dụng THANG ĐO MỨC ĐỘ để đánh giá HS:
a)Dùng cho nhóm trưởng đánh giá các thành viên trong nhóm:
Học sinh
Nội dung đánh giá: Dựa vào quá trình tham gia hoạt động của nhóm
Nhận xét


Mức 1 (chưa đạt)
Mức 2 (đạt)
Mức 3 (tốt)



Chưa tích cực còn lơ là , mất trật tự
Tham gia
nguon VI OLET