Ngày soạn: 25/08/2018

 

Tiết 1 - Bài 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

(T1)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.

-Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.

-Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường.

- Chỉ ra được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

-Biết thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt.

3. Thái độ:

-GDHS có ý thức tôn trọng và thực hiện trật tự an toàn giao thông phản đối việc làm sai trái.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực trình bày;

+Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật;

+Năng lực giao tiếp.

- Phẩm chất:

+Nghĩa vụ công dân: tuân theo quy định, pháp luật của nhà nước.

* Nôi dung lồng ghép GDQP-AN:  Giới thiệu tranh, ảnh, clip về chủ đề an toàn giao thông.

B.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Giáo viên:

- Đọc, nghiên cứu tài liệu;

- Tranh ảnh đèn tín hiệu giao thông.

2.Học sinh:

- Đọc trước bài,

- Dụng cụ học tập.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

HS vắng

6A

 

 

 

 

2.Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra dụng cụ sách,vở học sinh.

3.Bài mới :

     một nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng: “ Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm hoạ thứ ba gây ra cái chết và thương vong cho loài người”. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề trên.

1

 


 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Bước 1: - H/S đọc thông tin SGK- GV

nhận xét:

- Qua số liệu thồng kê em có nhận xét gì về chiều hướng tăng, giảm các vụ tai nạn giao thông và thiệt hại về con người do tai nạn giao thông gây ra?

- Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông nhiêu như vậy?

 

Bước 2: HS suy nghĩ.

Bước 3: HS trả lời các câu hỏi.HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá các ý kiến của học sinh, chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Theo em biện pháp nào đảm bảo an toàn khi đi đường?

- HS trả lời.

- GV chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-GV: Treo ảnh minh họa đèn tín hiệu giao thông.

- Khi tham gia giao thông đường bộ các em thường thấy

I.Thông tin sự kiện:

*Tình trạng giao thông hiện nay:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng.

*Nguyên nhân:

- Dân cư gia tăng.

- Các phương tiện giao thông ngày càng nhiều.

- Việc quản lý giao thông ngày càng hạn chế.

- Ý thức người tham gia giao thông chưa tốt như: Đi không đúng phần đường quy định, phóng nhanh vượt ẩu…

*Nguyên nhân chủ yếu:

- Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông.

- ý thức kém khi tham gia giao thông.

*Biện pháp khắc phục:

- Tuyệt đối chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

II. Nội dung bài học:

1.Để đảm bảo an toàn khi đi đường:

- Người tham gia giao thông phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ, hàng rào chắn.

- Học luật giao thông, hiểu pháp luật về giao thông.

- Tuân theo quy định của pháp luật khi  tham gia giao thông.

- Không coi thường hoặc cố tình vi phạm luật ATGT.

* Một số loại đèn tín hiệu giao thông:

Đèn tín hiệu giao thông gồm:

 

 

1

 


 

 

có những đèn tín hiệu nào

? Mỗi loại tín hiệu đèn có ý nghĩa như thế nào?

 

 

 

- HS quan sát tranh hình các biển báo SGK

- Dựa vào màu sắc hình khối hãy nhận xét biển báo hiệu thuộc loại nào? Mỗi loại có biển báo có ý nghĩa gì?

Treo bảng biển báo.

- HS nhận xét từng loại biển báo hiệu.

- Chú ý: Biển báo 101, 102 là biển báo đặc biệt.

- GV sử dụng Luật giao thông đường bộ Giới thiệu điều 10 luật giao thông đường bộ.

- HS lắng nghe.

 

- GV: Treo bảng phụ.

Điền dấu x vào đầu câu những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông?

- H/S lên bảng đánh dấu trên bảng phụ.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

- Đèn đỏ- Cấm đi.

- Đèn vàng- Chuẩn bị chuyển sang đèn đỏ.

- Đèn xanh- Được phép đi.

2. Các biển bảo thông dụng:

 

*Biển báo cấm: Hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ đen thể hiện điều cấm.

*Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.

* Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều phải thi hành.

 

 

 

III. Bài tập:

    1- Đi đúng theo tín hiệu đèn giao thông.

x 2- Đi vào đường cấm đi ngược chiều.

x 3- Đi đường không chú ý vạch kẻ.

x 4- Đi xe không chú ý biển báo.

x 5- Sang đường không quan sát kĩ.

x 6- Coi thường luật giao thông.

4.Củng cố:

*Lồng ghép GDQP-AN: Giới thiệu tranh, ảnh, clip về chủ đề an toàn giao thông.

GV giới thiệu tới HS tranh hình:  

- Hình 1: Người đi xe mô tô không đội mũ bảo hiểm,

- Hình 2: Học sinh đi xe đạp nô đùa nhau trên đường.

- Hình 3: Người đi bộ đi giữa lòng đường.

HS quan sát tranh hình minh họa.Cho biết ở mỗi hình người tham gia giao thông đã vi phạm điều gì theo quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ?

GV nhấn mạnh một số kiến thức HS cần ghi nhớ.

- Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta cần chú ý điều gì?

- Nêu các loại biển báo thông dụng mà em biết?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc nội dung bài học 1, 2 SGK.

- Tìm hiểu việc thực hiện trật tự ATGT ở huyện Cẩm Khê.

- Đọc và chuẩn bị phần bài còn lại cho tiết sau.

 

                                                                         Ngày 27 tháng 08 năm 2018

                                                                                  Nhận xét, kí duyệt                                                             

 

 

1

 


 

 

Ngày soạn: 04/09/2018

 

Tiết 2 -   Bài 14:

           THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

( T2)

 

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.

-Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.

-Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường.

- Chỉ ra được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

-Biết thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt.

3. Thái độ:

-GDHS có ý thức tôn trọng và thực hiện trật tự an toàn giao thông phản đối việc làm sai trái.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực trình bày;

+Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật;

+Năng lực giao tiếp.

- Phẩm chất:

+Nghĩa vụ công dân: tuân theo quy định, pháp luật của nhà nước.

* Nôi dung lồng ghép GDQP-AN:  Giới thiệu tranh, ảnh, clip về chủ đề an toàn giao thông.

B.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1.Giáo viên:

- Đọc và nghiên cứu tài liệu, giáo án.

2.Học sinh:

- Học bài và làm bài tập.

- Chuẩn bị nội dung phần còn lại.

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1.Tổ chức:

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

HS vắng

6A

 

 

 

 

 

 

 

2.Kiểm tra bài cũ :

- Để đảm bảo an toàn thì người đi đường chúng ta phải làm gì? Nêu các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông?

3.Bài mới :

1

 


 

 

     Để giảm bớt được các vụ tai nạn giao thông người tham gia giao thông phải nắm được các quy tắc đi đường. Vậy người đi bộ phải đi như thế nào, người đi xe… chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp bài 14…

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Bước 1: GV nêu tình huống:

Tan học về đường vắng, muốn thể hiện mình với các bạn, Hưng đi xe thả hai tay và đánh võng. Không may xe Hưng vướng vào một bác bán rau đi cùng chiều giữa lòng đường.

Em có nhận xét gì về Hưng và bác bán rau? Nếu em là công an em sẽ giải quyết vụ này như thế nào?

Bước 2: HS lắng nghe, suy nghĩ.

Bước 3: HS trả lời, HS khác nhận xét.

Bước 4: GV nhận xét, đưa ra cách giải quyết tình huống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Người đi bộ phải đi như thế nào mới đúng quy định của luật an toàn giao thông?

 

 

-Nơi có vạch kẻ đường và có đèn tín hiệu người đi bộ phải đi như thế nào?

 

 

 

*/ Tình huống:

Một nhóm H/S 7 bạn đi ba chiếc xe đạp hàng ba, kéo đẩy nhau, gần đến ngã tư đèn vàng cả ba xe đều tăng tốc độ vượt qua đầu xe máy đang chạy để rẽ vào đường ngược chiều.

 

 

-Theo em các bạn đó đã vi phạm lỗi gì về luật an toàn giao thông?

-Từ tình huống trên chúng ta rút ra bài học gì khi điều khiển xe đạp?

- Nhóm H/S vi phạm luật an toàn giao

 

thông: Đèo ba, đi xe hàng ba, kéo đẩy nhau,không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và biển báo giao thông.

II.Nội dung bài học :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hưng vi phạm luật giao thông: Buông cả hai tay, đi đánh võng…

- Người bán rau cũng vi pham luật giao thông: Đi giữa đường.

- Là công an em nhắc nhở người đi bộ và người đi xe đạp…

3.Các quy định đi đường:

* Người đi bộ:

 

 

-Phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp không có hè phố , lề đường thì phải đi sát mép đường.

- Nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường người đi bộ phải tuân thủ đúng.

*Người đi xe đạp:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Không đi xe dàn hàng ngang, lạnh lách,

đánh võng, không đi vào phần đuờng dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác.

1

 


 

 

(Đèn vàng không dừng, rẽ vào đường ngược chiều, tạt qua đầu xe máy đang chạy).

 

 

 

-GV:Giới thiệu luật giao thông điêù 29.

-Trẻ em dưới bao nhiêu tuổi không được lái xe gắn máy?

Giới thiêụ về điều kiện để được lái xe mô tô (máy).

 

-Đối với đường sắt chúng ta cần lưu ý điều gì?

 

 

 

-GV: Liên hệ: Bản thân em và các bạn lớp ta đã thực hiện đúng các quy định đi đường chưa?

-Trách nhiệm của H/S đối với trật tự an toàn giao thông như thế nào?

 

 

 

 

 

 

- H/S đọc yêu cầu bài tập trong SGK.

- H/S làm bài tập -> H/S  nhận xét.

- GV nhận xét.

 

Treo bảng phụ:

Biển báo nào cho phép người đi bộ và người đi xe đạp?

 

 

Yêu cầu H/S đọc bài tập trong SGK.

H/S làm bài tập.

 

Bài tập còn lại hướng dẫn H/S về làm

- Không sử dụng xe kéo đẩy xe khác, không mang vác chở vật cồng kềnh, không buông cả hai tay, không đi xe bằng một bánh.

- Trẻ em dưới 12 tuổi không đi xe đạp của người lớn (đọc thêm)

 

* Trẻ em dưới 16 tuổi không lái xe gắn máy,

Đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3.

 

 

* Quy định về an toàn đường sắt:

- Không thả gia súc, chơi đùa trên đường sắt.

- Không thò đầu, tay, chân ra ngoài khi tàu dang chạy.

- Không ném các vật nguy hiểm từ trên tàu hoặc từ dưới lên tàu.

 

 

 

- Tìm hiểu luật an toàn giao thông.

- Thực hiện ngiêm luật giao thông.

- Tuyên truyền, nhắc nhở…

- Lên án hành vi cố tình vi phạm.

- Có hình thức xử lý nghiêm…

III.Luyện tập:

Bài tập1 /SGK/T46:

- Vi phạm qui định giao thông đường sắt.

- Vi phạm luật giao thông đường bộ (cấm đi hàng ba) đối với người đi xe đạp.

Bài tập 2/SGK T46:

- Biển báo cho phép người đi bộ là: Biển 305.

- Biển báo cho phép người đi xe đạp là: Biển 304.

Bài tập 3/SGK/T46:

- Vượt bên trái (còi trước khi vượt, xe

trước tránh sang phải thì xe sau mới được vượt).

- Tránh về bên tay phải.

- Xe xuống dốc phải nhường cho xe lên dốc.

 

4.Củng cố:

1

 


 

 

- Nêu qui định dành cho người đi bộ?

- Người đi xe đạp đi như thế nào?

- Quy định về an toàn đường sắt?

 5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài  phần nội dung bài học/ SGK T45.

- Làm bài tập đ /SGK/T46.

- Đọc và chuẩn bị bài 1.

 

                                                        Ngày 06 tháng 09 năm 2018

                                                       Nhận xét, kí duyệt

 

 

 

 

 

 

 Ngày soạn:08/09/2018

 

Tiết 3    -  Bài 1:      TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ

 

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được thân thể,sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc,rèn luyện để phát triển tốt .

- Chỉ ra được các cách tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân.

2. Kĩ năng:

-Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác .

-Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

-Biết đặc kế hoạch tự chăm sóc rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó .

3.Thái độ:

- GDHS có ý thức thường xuyên RLTT, giữ vệ sinh và chăm sóc  sức khoẻ bản thân.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+Năng lực tự học;

+Năng lực giải quyết vấn đề;

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực trình bày;

+Năng lực giao tiếp.

- Phẩm chất:

+Có trách nhiệm rèn luyện thân thể, góp phần xây dựng quê hương, đất nước, sống có ích cho xã hội.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên:

- Đọc, nghiên cứu tài liệu, giáo án;

1

 


 

 

2. Học sinh:

- Đọc trước bài.

- Dụng cụ học tập.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

HS vắng

6A

 

 

 

 

2. Kiểm tra bài cũ:

  - Trình bày các quy định đối với người đi bộ và các quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt?

3. Bài mới:

       GV đưa ra tình huống sau: Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “ Người hạnh phúc là người có 3 điều: Khoẻ mạnh, giàu có và trí thức”. Theo em, trong 3 điều trên điều nào là cơ bản nhất? Vì sao?

HS: Trao đổi: Khỏe mạnh là điều cơ bản nhất vì có sức khỏe mới tạo ra của cải vật chất và phát triển trí thức.

      GV: Để có sức khoẻ chúng ta phải tự chăm sóc rèn luyện thân thể. Đây là nội dung bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- GV: HS: Đọc truyện SGK

- GV:Nhắc HS lắng nghe bài.

 

Bước 1: GV đặt câu hỏi: Em cho biết điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?

Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?

Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?Chúng ta phải làm gì để bảovệ môi trường?

Bước 2: HS suy nghĩ

Bước 3: HS trả lời

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức

 

 

 

 

-Theo em sức khỏe có cần cho mỗi người hay không? Vì sao? 

HS: Rất cần.Vì có sức khỏe là có tất cả. Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: Học tập, lao động, giải trí...

-GV: Nhận xét và bổ sung .

- GV : Sức khoẻ là rất quan trọng trong mỗi chúng ta , “ Sức khoẻ là vàng” , sức khoẻ là kết

I. Truyện đọc:

“Mùa hè kì diệu”.

1.Đọc truyện:

2.Nhận xét:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Minh được đi bơi và biết bơi

-Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn và kiên trì luyện tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


 

 

quả của quá trình tự rèn luyện, chăm sóc bản thân . Chúng ta sang phần nội dung bài học sẽ tìm hiểu kĩ vấn đề này .

 

-Theo em thế nào là tự chăm sóc sức khỏe?

- HS: Nghĩa là biết giữ vệ sinh cá nhân,

ăn uống điều độ, không hút thuốc là và chất gây nghiện khác,phải biết phòng bệnh,khi có bệnh phải điến thầy thuốc khám và điều trị.

GV liên hệ : Môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người.Vì thế các em cần phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm trong sạch môi trường sống ở gia đình ,nhà trường ,khu dân cư.VD: quét dọn giữ môi trường sạch, đẹp; không vứt rác bừa bãi...

 

- Cha ông ta thường nhấn mạnh vai trò quan trọng của sức khỏe con người như thế nào?

-HS: Ông cha ta thường nói: “Có sức khỏe là có tất cả”, “Sức khỏe quý hơn vàng”

- Hãy cho biết ý nghĩa việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể ?

?Theo em sức khỏe có ý nghĩa gì đối với học tập? Lao động? Vui chơi giải trí?

 

- GV: Tổ chức trò chơi :”Tiếp sức”:Hãy nêu những hậu quả của việc không rèn luyện tố sức khỏe?

HS: Tinh thần buồn bực, khó chịu, chán nãn, không hứng thú tham gia các hoạt động tập thể, tiếp thu bài học kém hiệu quả, công việc khó hoàn thành.

- Em cho biết những hoạt động cụ thể ở địa phương em về rèn luyện sức khoẻ.

-Tìm nhưng câu ca dao, tục ngữ nói về sức khoẻ

-          Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.

-          Cơm không rau như đau không thuốc.

-          Rượu vào lời ra

- Để có kết quả học tập tốt,lao động tốt,duy trì cuộc sống vui vẻ,hạnh phúc mỗi chúng  ta cần phải làm gì?

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học:

 1.Khái niệm:

-Tự chăm sóc rèn luyện thân thể là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân,ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao, tích cực phòng và chữa bệnh, không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Ý nghĩa:

 

 

 

 

 

 

 

- Sức khỏe là vốn qúy của con người.

- Sức khỏe tốt giúp chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.

3. Biện pháp:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng…

1

 


 

 

 

 

 

 

-Hãy kể những việc em tự chăm sóc, giữ gìn sức khỏe, rèn luyện thân thể?

HS: Trả lời.

GV: Nhận xét, chuyển ý.

- Việc chăm sóc sức khỏe và rèn luyện thể thao được biểu hiện như thế nào ?

HS: Chọn môn thể thao mình yêu thích ,phù hợp với điều kiện ,khả năng,hoàn cảnh để tập luyện .

-Theo em làm thế nào để tăng chiều cao? Muốn thon thả hơn ngoài tập thể dục thể thao cần có chế độ ăn ưống như thế nào?

HS:-Để tăng trưởng chiều cao phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng ăn thức ăn có chứa:Đạm( thịt ,sửa,trứng…)Sắt(gan,lòng đỏ trứng gà,,)Can xi(tép ,cua tôm,cá…)

-GV cung cấp :

-Ca dao tục ngữ:

+Ăn kĩ no lâu ,cày sâu tốt lúa.

+Cơm không rau như đau không thuốc ...

- Những việc làm biểu hiện biết tự chăm sóc sức khỏe?

 

-Hãy kế một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân ?

 

-Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu bia đến sức khỏe con người?

 

GV: Ngày thế giới chống hút thuốc lá là ngày 31/5

-Ngày thế giới vì sức khỏe là ngày : 7/4

 

- Hằng ngày luyện tập thể dục thể thao.

- Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

- Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.Bài tập:

Bài tập a: SGK/ Tr4.

- Việc làm biểu hiện biết tự chăm sóc sức khỏe: 1,2,3,5.

Bài tập b: SGK/Tr4:

- Sáng tập thể dục,rửa tay sạch sẽ trước khi ăn....

Bài tập c: SGK/ Tr4:

- Hút thuốc là dẫn đến ung thư phổi,và các bệnh đường hô hấp,làm ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng đến người xung quanh , Nêu uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe,khi điều khiển phương tiện giao thông sẽ không làm chủ được dể gây tai nạn...

4.Củng cố:

 - Hãy khoanh tròn vào ý kiến đúng trong những câu dưới đây:

a. Ăn uống điều độ, đầy đủ.(x)

b. Ăn ít để giảm cân.

c. Nên ăn cơm ít,ăn vặt nhiều.

d. Hàng ngày luyện tập thể dục thể thao.(x)

đ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.(x)

e. Vệ sinh cá nhân không liên quan đếnn sức khỏe.

g. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. 

1

 


 

 

- Hãy lựa chọn ý kiến đúng:

a. Bố mẹ sáng nào cũng tập thể dục.( *)

b.Vì sợ muộn học nên Hà ăn cơm vội vàng.

c. Tuấn thích mùa đông vì ít phải tắm.

d. Mai hay đau bụng nhưng ngại đi khám

5.Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, Làm các bài tập còn lại ở SGK/T5.

- Tìm ca dao, tục ngữ về sức khỏe.

- Đọc và chuẩn bị bài : Siêng năng kiên trì.

 

 

                                                                  Ngày 10 tháng 09 năm 2018

                                                                        Nhận xét, kí duyệt

 

 

 

 

 

Ngày soạn:15/09/2018

 

Tiết 4:       Bài 2:           SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

                                                          (T1)

 

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nhận biết và chỉ ra được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì và ý nghĩa của nó.

2. Kĩ năng:

- Biết đánh giá hành vi bản thân và người khác, có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.

- Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các hoạt động khác... để trở thành người tốt.

3. Thái độ:

- GDHS yêu thích lao động và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ, công việc có ích đã đề ra. Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+Năng lực tự học;

+Năng lực giải quyết vấn đề;

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực trình bày;

+Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức;

- Phẩm chất:

+ Rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.

+Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên:

1

 

nguon VI OLET