Trường THPT Bùi Dục Tài                                                                                                 Giáo án : GDCD 12

 

                                                                                          Ngày soạn: 26/8/2019

Tiết  PPCT: 1, 2, 3

 Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

 

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Về kiến thức

- Nêu được khái niệm pháp luật.

- Hiểu được các đặc trưng cơ bản của pháp luật.

- Hiểu được bản chất của pháp luật

- Hiểu được mối quan hệ của PL đạo đức. 

- Nắm được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.

2.Về kĩ năng

 - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.

3.Về thái độ

 - Có ý thức tôn trọng PL; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực tự học

- Năng lực tư duy phê phán.

- Năng lực làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1.Giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV GDCD lớp 12.

- Luật phòng chống ma tuý, Bộ luật hình sự, các tài liệu liên quan

- Máy tính, màn chiếu....

2. Học sinh

- SGK, vở ghi

- Đọc tìm hiểu bài trước khi đến lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Giảng giải, thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khởi động

 * Mục tiêu: Kích thích học sinh tự tìm hiểu về pháp luật.

* Cách tiến hành:

- GV: Yêu cầu HS đọc tình huống

Lan tranh luận với nhau về vai trò của pháp luật đối với công dân Lan khẳng định: pháp luật rất cần thiết cho mỗi công dân, vì đây là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình, lại cho rằng: Mình có thấy pháp luật cần thiết cho mình đâu. Mình cần gì pháp luật nhỉ? Không có pháp luật thì mình cảm thấy thoải mái hơn, có pháp luật mình cảm thấy vướng, gò bó thêm

Lê Thị Lài                                                                                                                       Năm học: 2018-2019

         


Trường THPT Bùi Dục Tài                                                                                                 Giáo án : GDCD 12

 

GV: Các em đồng ý với ý kiến bạn nào? Vì sao?

GV: Gọi 1,2 học sinh trả lời

GV: Trong cuộc sống pháp luật có cần thiết cho mỗi công dân không?

HS: Trả lời

GV: Kết luận

Trong lịch sử phát triển của các xã hội việc từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ quan trọng hang đầu. Tại sao pháp luật có via trò quan trọng như vậy? Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với các lĩnh vực trong xã hội… Để tra lời câu hỏi này chúng ta tìm hiểu bài  pháp luật và đời sống.

Tiết 1:

Hoạt động cơ bản của giáo viên và HS

Nội dung bài học

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1. Xử lí thông tin  tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật.

* Mục tiêu:

- HS trình bày được khái niệm thực hiện pháp luật.

- Rèn luyện NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề cho HS.

* Cách tiến hành:

GV cho HS biết về tình huống (chiếu trên màn hình).

Tình huống:

- Không thờ cúng tổ tiên

- Vi phạm ATGT như vượt đèn đỏ, đi xe máy không đội mủ bảo hiểm

GV: Theo em cả 2 trường hợp trên có bị phạt tiền không? vì sao?

HS: Trả lời

HS: Bổ sung

GV: Qua hai ví dụ trên em hiểu như thế nào về pháp luật? GV Ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ.

GV : Kết luận.

* Kết luận :  

GV định hướng HS :

-  Không thờ cúng tổ tiên là không VPPL.

- Hành vi vượt đèn đỏ, đi xe máy không đội mủ bảo hiểm là VPPL: 

Vì: Làm như vậy là không tuân thủ Luật Giao thông đường bộ.

1. Khái niệm pháp luật

a. Pháp luật là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lê Thị Lài                                                                                                                       Năm học: 2018-2019

         


Trường THPT Bùi Dục Tài                                                                                                 Giáo án : GDCD 12

 

- GV: Chốt lại  

Hỏi: Em hãy kể tên một số luật mà em biết, những luật đó do ai ban hành, nhằm mục đích gì?

- HS trả lời: 

- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ.

- GV chính xác hóa ý kiến của HS.

* Kết luận :  

- Hiến pháp 2013; Luật hôn nhân và gia đình 2014; Luật hình sự…

- Những luật trên do nhà nước xây dựng và ban hành.

- Mục đích: Để quản lí đất nước bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.

Hỏi: Vậy pháp luật là gì?

HS dựa vào SGK trả lời

GV kết luận, viết bảng

GV tổ chức trò chơi: Chia lớp thành 2 đội (Đen và Đỏ)

Nội dung: Liệt kê các quyền và nghĩa vụ của công dân?

Hai đội tiến hành trong 3 phút.

- Đội 1: Liệt kê các quyền của công dân

- Đội 2: Liệt kê các nghĩa vụ của công dân

- HS 2 nhóm thay phiên nhau lên bảng liệt kê lên bảng phụ. 

- GV chính xác hóa ý kiến của HS.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=>Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Hoạt động 2. Đọc hợp tác SGK và Xử lí thông tin  tìm hiểu các hình thức thực hiện pháp luật.

* Mục tiêu:

- HS trình bày được các đặc trưng của pháp luật.

- Rèn luyện NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề cho HS.

* Cách tiến hành:

GV: Pháp luật là quy tăc xử sự chung do nhà nước ban hành mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một quy phạm pháp luật. Trong xã hội bên cạnh các quy pháp luật thì các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh rất nhều các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, tôn giáo, đoàn thể xã hội......

GV: Trong các quy định sau quy định nào không phải là quy phạm pháp luật? Tại sao?

a. Nội quy của trường THPT A: HS nữ thứ 2 phải mang áo dài

b. Các đặc trưng của pháp luật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lê Thị Lài                                                                                                                       Năm học: 2018-2019

         


Trường THPT Bùi Dục Tài                                                                                                 Giáo án : GDCD 12

 

b. Nội quy của tổ dâ phố A quy định: Sáng chủ nhật hàng tuần tất cả các gia đình tham gia dọn dẹp vệ sinh ngõ xóm

c. Điều 76 hiến pháp 1992 quy định: Công dân phải trung thành với Tổ quốc phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

HS: Trả lời

HS: Bổ sung

GV: Kết luận

Quy đinh a và b không phải là quy phạm pháp luật tại vì quy định của trường THPT A và tổ dân phố chỉ áp dụng cho trường và một tổ dân phố chứ không phải là quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến. Vì pháp luật là những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến

GV: Phát luật thể hiện ở những đặc trưng cơ bản nào?

HS: Trả lời

GV: Đăc trưng của pháp luật thể hiện ở tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

GV: Chia lớp thành nhóm và nêu câu hỏi thảo luận

Nhóm 1: Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật? Tại sao pháp luật có tính quy phạm phổ biến ? Cho VD ?

Nhóm 2: Tai sao pháp luật lại mang tính quyền lực bắt buộc chung? Tính quyền lực bắt buộc chung  được thể hiện như thế nào ? Cho VD.

Nhóm 3: Tại sao pháp luật lại có tính xác định chặt che về mặt hình thức ? Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức được thể hiện như thế nào ? Cho VD.

Nhóm 4: Phân biệt sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật và quy phạm đao đức ? Cho VD

HS: Các nhóm thảo luận

HS: Cử đại diện nhóm trình bày

HS: Bổ sung

GV: Kết luận

1. Nêu không bảo đảm tính quy phạm phổ biến sẽ không bảo đảm sự công bằng bình đẳng trong quá trình thực hiện pháp luật

 

2. Pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung, bởi vì pháp luật  do nhà nước ban hành và đảm bảo bắng sức mạnh của nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Tính quy phạm phổ biến:

- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung

- Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với mọi người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tính quyền lực, bắt buộc chung:

- Quy đinh bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức

- Bất kì ai vi phạm đều bị xử lí theo quy định của pháp luật, kể cả cưỡng chế.

Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt  hình thức        

- Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật   

Lê Thị Lài                                                                                                                       Năm học: 2018-2019

         


Trường THPT Bùi Dục Tài                                                                                                 Giáo án : GDCD 12

 

3. Tính xá định chặt chẽ về mặt hình thức thể hiện ở

- Hình thức thể hiện pháp luật là các văn bản quy phạm  pháp luật được quy định chặt chẽ rõ ràng

- Thẩm quyền ban hành các văn bản của các cơ quan Nhà Nước được quy định trong Hiến Pháp và Luật

- Nội văn bản của cơ quan cấp dưới không trái với nội dung văn bản cơ quan  cấp trên ban hành. Nội dung tất cả các văn bản  quy phạm pháp luật đều phải phù hợp không tái với Hiến Pháp.

 

4. Đạo đức được thực hiên ở sự tự giác của  mỗi người và chịu tác động ( phê phán, lên án, khen ngợi...)

Việc thực hiện pháp luật là bắt buộc đối với mọi người ai vi phạm thì bị xử theo các quy phạm tương ứng

 

 

- Văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, dễ hiểu và một nghĩa     

- Văn bản pháp luật phải được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và pháp luật.

- Các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp, không trái với Hiến pháp và luật

Tiết 2:        

              Hoạt động GV và HS

 

 

Hoạt động 3 : Tìm hiểu bản chất giai cấp của pháp luật.

* Mục tiêu :

- Hs hiểu rõ bản chất giai cấp của pháp luật.

- Rèn luyện NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp

* Cách tiến hành :

GV : Cũng như Nhà nước, Pháp chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Do đó mang bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào trong lịch sử.

GV : Yêu cầu học sinh đọc điểm a mục 2 để trả lời các câu hỏi

HS : Đọc nội dung điểm a mục 2 sau đó trả lời các câu hỏi

GV : Đặt câu hỏi

GV : pháp luật của các nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản mang bản chất của những giai cấp nào? Bản chất giai cấp của PL do những nhà nước đó ban hành thể hiện ntn?

GV : Gọi 1,2 học sinh trả lời

HS trả lời:

         Nội dung kiến thức

 

2. Bản chất của pháp luật.

a. Bản chất giai cấp của pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lê Thị Lài                                                                                                                       Năm học: 2018-2019

         


Trường THPT Bùi Dục Tài                                                                                                 Giáo án : GDCD 12

 

GV nhận xét, kết luận:

+ Pháp luật của nhà nước chiếm hữu nô lệ mang bản chất của giai cấp chủ nô, vì nó chỉ thể hiện ý chí, nguyện vọng, mục tiêu của giai cấp chủ nô, ưu tiên bảo vệ các lợi ích , địa vị, quyền lợi cho mình.

+ Pháp luật của nhà nước phong kiến mang bản chất của giai cấp phong kiến, vì nó chỉ thể hiện ý chí, nguyện vọng, mục tiêu, ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho giai cấp mình.

+ Pháp luật tư sản mang bản chất của giai cấp tư sản, nó thể hiện ý chí, nguyện vọng, mục tiêu, bảo vệ quyền lợi của giai  cấp tư sản.

GV : Vì sao pháp luật của nhà nước chiếm hữu nô lệ lại mang bản chất của giai cấp chủ nô, pháp luật nhà nươc phong kiến mang bản chất giai cấp phong kiến và pháp luật nhà nước tư sản lại mang bản chất giai cấp tư sản ?

Hs : Trả lời

GV : Kết luận

GV hỏi: Trên cơ sở phân tích, em hãy cho biết tại sao pháp luật lại mang bản chất giai cấp?

HS trả lời:

GV : Kết luận

Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện

GV : Theo em, PL do nhà nước ta ban hành mang bản chất của gc nào? Tại sao?

HS trả lời:

GV : Chính xác hóa các đáp án của học sinh và chốt lại nội dung

GV : Nhận xét, kết luận: Pháp luật do nhà nước ta ban hành mang bản chất của gc công nhân và nhân dân lao động. Vì nhà nước ta là nhà nước do giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm chủ. Do đó, nguyện vọng, mục tiêu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, bảo vệ lợi ích, địa vị và quyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động làm chủ.

- GV tích hợp tư tưởng HCM: CT HCM từng nói “Pháp luật của ta là pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Pháp luật do nhà nước xây dựng và đại diện cho giai cấp cầm quyền.

- Các quy phạm pháp luật phải phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.

- Pháp luật Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lê Thị Lài                                                                                                                       Năm học: 2018-2019

         


Trường THPT Bùi Dục Tài                                                                                                 Giáo án : GDCD 12

 

Hoạt động 4: Xử lí tình huống nhằm tìm hiểu bản chất xã hội của pháp luật.

* Mục tiêu: Từ tình huống HS nhận dạng được bản chất xã hội của pháp luật

- Rèn luyện NL tự học, NL giải quyết vấn đề

* Cách tiến hành:

GV nêu tình huống:

“An nghe bạn Quang nói, có rất nhiều quy định của PL rất gần gũi với cuộc sống đời thường, nhất là tron luật HN&GĐ, GTĐB,…Chẳng hạn, PL về bảo vệ môi trường quy định nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lí đạt tiêu chuẩn môi trường và chất độ, phóng xạ,….vào đất, nguồn nước, chính là quy định này bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phải cần: có đất; nguồn nước trong sạch để đảm bảo cho sức khỏe, cuộc sống của con người và của toàn xã hội. Vậy mà có nhiều người nói lại, PL chỉ mang bản chất gc, chỉ bảo vệ lợi ích của nhà nước mà thôi. An cứ suy nghĩ mãi mà vẫn chưa tìm ra lời giải đáp”.

GV hỏi:

Theo em, quy định của pháp luật trong tình huống này trả lời cho câu hỏi nào về bản chất của pháp luật? Vì sao? HS trả lời:

GV nhận xét, kết luận: Quy định của pháp luật trong tình huống này thể hiện bản chất  xã hội của pháp luật bởi vì: Các quy phạm pháp luật luôn bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội, được các cá nhân, cộng đồng dân cư, tầng lớp khác trong xã hội chấp nhận, được coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội.

GV: Theo em, hai nhà nước có cùng một chế độ chính trị - xã hội giống nhau thì pháp luật có hoàn toàn giống nhau hay không? Tại sao?

HS trả lời:

GV nhận xét, kết luận: Những nhà nươc có chế độ chính trị- xã hội giống nhau nhưng pháp luật do các nhà nước đó ban hành không hoàn toàn giống nhau, vì các nhà nước đó tồn tại trong những xã hội khác nhau, có những điều kiện lịch sử, kinh tế, phong tục tập quán và lối sống …khác nhau.

b. Bản chất xã hội của pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lê Thị Lài                                                                                                                       Năm học: 2018-2019

         


Trường THPT Bùi Dục Tài                                                                                                 Giáo án : GDCD 12

 

GV: Ở một quốc gia, cùng do một giai cấp cầm quyền thống trị thì ở những giai đoạn phát triển khác nhau PL có sự thay đổi hay không?

HS trả lời:

GV: Ở một quốc gia, cùng do một giai cấp cầm quyền thống trị thì ở những giai đoạn phát triển khác nhau PL vẫn luôn có sự thay đổi. Vì:

Thực tiễn đời sống xã hội luôn thay đổi, kéo theo các quan hệ xã hội cũng phải thay đổi, do đó pháp luật với tư cách là các quy tắc xử sự cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và những biến đổi trong đời sống.

GV: Vậy bên cạnh bản chất giai cấp,pháp luật còn mang bản chất nào?

HS trả lời: Pháp luật mang bản chất xã hội.

GV: Tại sao Pháp luật mang bản chất xã hội?

HS trả lời: 

Gv: Chính xác hóa đáp án. Vì nó bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện, bị quy định bởi điều kiện, trình độ phát triển của xã hội, phong tục, tập quán, lối sống,…của cộng đồng xã hội cụ thể.

Gv: Chuyển ý

Hoạt động 5: Đọc tìm hiểu quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

* Mục tiêu:- HS hiểu rõ mối quan hệ giữa đạo đức với pháp luật.

- Rèn luyện năng lực giao tiếp, NL giải quyết vấn đề

* Cách tiến hành:

- GV: Đặt câu hỏi

- GV:Có ý kiến cho rằng: PL là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa.

- GV hỏi:

1. Em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Tại sao?

2. Điều gì xảy ra nếu nội dung pháp luật không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội?

3. Tại sao nói pháp luật  là phương tiện đặc thù để thực hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức?

- HS thảo luận và trả lời:

- GV : Chính xác hóa đáp án:

1. pháp luật  và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh để hướng tới các giá trị xã hội giống nhau. Tuy nhiên phạm vi điều chỉnh của pháp luật

 

 

 

 

 

 

 

- Pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện.

 

-  Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Mối quan hệ giữa pháp luật kinh tế, chính trị,với đạo đức.

 

a. Quan hệ pháp luật với kinh tế ( đọc thêm)

b. Quan hệ pháp luật với chính trị ( đọc thêm)

c. Quan hệ pháp luật với đạo đức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lê Thị Lài                                                                                                                       Năm học: 2018-2019

         


Trường THPT Bùi Dục Tài                                                                                                 Giáo án : GDCD 12

 

hẹp hơn phạm vi điều chỉnh của đạo đức. Vì thế có thể coi nó là đạo đức tối thiểu. Trong đó, phạm vi điều chỉnh của đạo đức rộng hơn phạm vi điều chingr của pháp luật, vươn ra ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật, vì thế có thể coi nó là pháp luật tối đa.

2. Nếu nội dung quy phạm của pháp luật không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xh thì sẽ không nhận sự đồng tình, ủng hộ của các thành viên trong xã hội, nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện các quy phạm pháp luật đó.

3. Đạo đức là hệ thống quy tắc xử sự điều chỉnh thái độ hành vi con người một cách tự giác, việc đưa các quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự tiến bộ xã hội vào các quy phạm pháp luật là cách nhà nước dung sức mạnh quyền lực để bảo vệ giá tri đạo đức

Gv: Ví dụ về những quan niệm đạo đức truyền thống được nhà nước đưa vào thành các quy phạm PL:

“Công như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”;…..

Tại điều 35 của Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.

Đạo đức là những quy tắc xử sự và pháp luật là khuân mẫu chung cho những quy tắc xử sự cho mọi người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Pháp luật và Đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ:

+ Đều tập trung vào việc điều chỉnh để hướng tới các giá trị xã hội giống nhau.

+ Trong các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức.

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 3:     

              Hoạt động của GV và HS

 

Hoạt động 6:  Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội .

* Mục tiêu:

- HS nắm được vai trò pháp luật trong đời sống xã hội

- Rèn luyện năng lực tư duy, NL phê phán, NL giải quyết vấn đề

* Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh về việc chấp hành luật khi tham gia giao thông của công dân; hình ảnh chấp hành pháp luật của công dân...

- GV hỏi: nhờ đâu mà việc tham gia giao thông và pháp luật

   Nội dung kiến thức

4. Vai trò của pháp luật trong đời sồng xã hội.

a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

Lê Thị Lài                                                                                                                       Năm học: 2018-2019

         


Trường THPT Bùi Dục Tài                                                                                                 Giáo án : GDCD 12

 

đi vào nề nếp?

- HS: nhờ có Pháp luật .

- GV : Nhà nước đã sử dụng những phương tiện gì để quản lí xã hội? Phương tiện nào là hữu hiệu nhất, vì sao?

- HS trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung: Các phương tiện như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư  tưởng, đạo đức,…tuy nhiên pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất vì nó được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

-  Vì Pháp luật do nhà nước ban hành và mang bản chất giai cấp, do đó nhờ có pháp luật mà nhà nước phát huy được quyền lực của mình.

- GV: Công dân nước ngoài cư trú ở Việt Nam có tuân theo luật của NN CHXHCN Việt Nam không? Ví dụ minh họa.

- HS trả lời

- GV nhận xét: Nhờ có pháp luật mà  nhà nước kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình .

Gv: Nhà nước có thể quản lí xã hội mà không cần tới pháp pháp luật không? Tại sao?

Hs: Trả lời

Hs: Bổ sung

Gv: Nhận xét kết luận

Gv: Không, bởi vì Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật nhờ có pháp luật  nhà nước mới phát huy được quyền lực của mình

GV: Nhà nước cần phải làm gì để người dân thực hiện đúng pháp luật?

Hs: Trả lời

Gv: Kết luận

Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật đòi hỏi nhà nươc không ngừng tuyên truyền phổ biến giáo dục bằng hiều cách khác nhau để người dân biết

Gv: Kết luận chuyển ý

GV: Giới thiệu cho học sinh biết 1 số văn bản luật: hiến pháp 2013, luật hình sự 2015, luật sân sự 2015, luật hôn nhân và gia đình 2015,

GV: Yêu câu HS nghiên cứu điều 115 Bộ Luật Lao động

GV: Đưa ra tình huống

Chị B  Đang mang thai tháng thứ 8 và là nhân viên công ty A. Do  phải

 

 

- Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư  tưởng, đạo đức,…

- Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

 

 

 

Lê Thị Lài                                                                                                                       Năm học: 2018-2019

         


Trường THPT Bùi Dục Tài                                                                                                 Giáo án : GDCD 12

 

giao sản phẩm gấp cho khách hàng. Giam đốc công ty A đã quy định tất cả các nhân viên mỗi ngày phải làm thêm 2 tiếng. Chị B đã làm đơn xin được giảm không làm thêm giờ nhưng giám đốc công ty không đồng ý và buộc chị phải làm thêm giờ như những nhân viên khác. Chị B đã khiếu nại quyết định của giám đốc và cho rằng, căn cứ vào điều 115 bộ luật lao động việc giám đốc buộc chị làm thêm giờ là trái pháp luật?

HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi

1. Tại sao chị B lại căn cứ vào điều 115 bộ luật lao động để khiếu nại quy định của giám đốc công ty A?

2. Nếu không dựa vào quy định tại điều 115 bộ luật lao động chị B có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình không?

HS: Trình bày

HS: Bổ sung

GV: Nhận xét, kết luận

GV: Theo em đối với công dân pháp luạt có vai trò như thế nào?

HS: Trình bày

GV: Kết luận

Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân các luật dân sự, luật hôn nhân gia đình..... cụ thể hóa nội dung cách thức thực hiện quyền công dân trong lĩnh vực cụ thể

GV: Công dân căn cứ vào đâu để bảo vệ, thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

HS trả lời.

GV nhận xét, KL: Thông qua các luật hành chính, dân sự, hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Thông qua các văn bản luật và văn bản dưới luật, công dân bảo vệ, thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy: Pháp luật vừa là quy định quyền công dân. vừa là quy định cách thức để công dân thực hiện..

3.  Hoạt động luyện tập

* Mục tiêu:

-  HS trả lời được các câu hỏi, điều chỉnh kiến thức đúng sai.

- Rèn luyện NL tự học, NL giải quyết vấn đề

* Cách tiến hành:

GV: Tổ chức HS làm bài tập trắc nghiệm

Lê Thị Lài                                                                                                                       Năm học: 2018-2019

         

nguon VI OLET