Giáo dục công dân 6

 

Tuần

01

 

Ngày soạn:

13/8/2019

Tiết

01

Lớp 6A, 6B, 6C

Ngày dạy:

15/8/2019

                           Tiết 1: GIÁO DỤC VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

       - Hiểu những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông.

       - Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự  an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm an toàn khi ra đường.

2. Kỹ năng:

       - Nhận biết được một số tín hiệu giao thông thông dụng.

       - Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông.

3. Thái độ:

       Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông, ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông, phản đối các hành vi vi phạm.

* Trọng tâm: Hiểu những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông.

4. Các năng lực cần hướng tới

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực nhận thức.

- Năng lực tư duy sáng tạo.

- Năng lực tự nhận thức điều chỉnh hành vi

- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của công dân.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

       - Bảng phụ, phiếu học tập.

       - Luật giao thông đường bộ;  Nghị định 39/CP của chính phủ (13/7/2001).

       - Bộ tranh biển báo giao thông.

2. Học sinh

      - Sưu tầm tranh ảnh, số liệu về tình hình tai nạn giao thông

      - Vẽ tranh với chủ đề an toàn giao thông

III. Tiến trình dạy tiết dạy

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh

3. Bài mới:

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình 1


Giáo dục công dân 6

 

    Có một nhà nghiên cứu đã nhận định rằng: Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm họa thứ ba gây ra cái chết và thương vong cho loài người. Vì sao họ lại khẳng định nhu vậy? Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng này? Đó là nội dung bài học ngày hôm nay.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1:

Tìm hiểu những quy định về an toàn giao thông

* Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu nội dung bài học và rút ra kết luận về việc đảm bảo an toàn khi  đi dường.

* Cách tiến hành:

- Hệ thống báo hiệu giao thông gồm:

   + Hiệu lệnh của người điều khiển.

   + Tín hiệu đèn giao thông: (Đèn đỏ -dừng lại; Đèn vàng - Đi chậm; Đèn xanh - được đi)

   + Vạch kẻ đường.

   + Các tiêu, hang rào chắn.

* Kết luận:  Để đảm bảo an toàn giao thông, khi ra đường chúng ta phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.

Hoạt động 2:

Tìm hiểu về các loại biển báo giao thông thông dụng

* Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu đặc điểm, tác dụng của các loại biển báo giao thông thông dụng.

* Cách tiến hành

- Em hãy nêu tên, tác dụng của các loại biển báo giao thông?

- GV treo bảng các loại biển báo giao thông thông dụng cho học sinh quan sát và ghi nhớ đặc điểm của từng loại.

I. Những quy định khi đi đường

a. Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta phải:

- Tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.

- Luôn tự chủ khi tham gia giao thông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Các biển báo giao thông thông dụng

- Biển bào cấm: Hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ màu đen.

- Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ, hình vẽ màu đen.

- Biển hiệu lệnh: Hình tròn,nền xanh, hình vẽ màu trắng.

- Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật, hình vuông, nền xanh lam.

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình 1


Giáo dục công dân 6

 

* Kết luận: Có 4 loại biển báo giao thông thông dụng, mỗi loại có những đặc điểm và tác dụng riêng.

Hoạt động 3:

Tìm hiểu một số quy định về đi đường và trách nhiệm của học sinh với an toàn giao thông

* Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu những quy định cơ bản về đi đường và liên hệ trách nhiệm của học sinh với an toàn giao thông.

* Cách tiến hành:

- Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về an toàn khi di đường?

 

- GV hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế  về việc thực hiện các quy định của Nhà nước về trật tự an toàn giao thông.

   + Học sinh thực hiện an toàn giao thông

   + Công dân thực hiện an toàn giao thông.

* Kết luận: Để đảm bảo giao thông thông suốt và tránh được những tai nạn đáng tiếc xảy ra, mỗi người cần hiểu và thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông.

Hoạt động 4:

Luyện tập, củng cố lại kiến thức

Bài 1. Hãy liên hệ thực tế bản thân đã thực hiện đúng những quy định về thực hiện trật tự an toàn giao thông chưa?

Bài 2: Tình huống:

Tú chạy xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đi qua ngã ba đường thì lại vượt đèn đỏ và chạy lấn sang phần đường của xe ô tô.

 

 

 

 

c. Một số quy định về đi đường

 

 

 

 

 

 

 

- Quy định đối với người đi bộ.

- Quy định đối với người đi xe đạp.

- Quy định về an toàn đường sắt.

d. Trách nhiệm của học sinh với an toàn giao thông

- Thực hiện đúng những quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

- Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.

- Lên án các hành vi vi phạm.

 

 

 

 

II. Bài tập, tình huống

 

Bài 1:

Học sinh tự liên hệ thực tế bản thân

 

Bài 2:

a.Tú đã vi phạm quy đinh về an toàn giao thông. Những lỗi của Tú là:

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình 1


Giáo dục công dân 6

 

a. Nhận xét hành vi của Tú? Nêu rõ những lỗi mà Tú đã vi phạm?

b. Hãy đoán xem chuyện gì sẽ xay ra khi Tú chạy xe như vậy?

c.Theo em để đảm bảo an toàn giao thông em phải làm gì?

- Không đội mũ bảo hiểm

- Vượt đèn đỏ

- Chạy lấn sang phần đường của xe ô tô

b. Khi đi như vậy Tú sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng và sự an toàn của người khác.

c. Những việc làm đó là:

- Phải hiểu luật giao thông, nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.

- Tôn trọng và phát huy văn hóa giao thông, sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn khi tham gia giao thông( người già, người khuyết tật...)

4. Củng cố:

GV khái quát nội dung bài học

5. Hướng dẫn:

   - Học sinh đọc tư liệu tham khảo:

                      + Điều 10: Hệ thống báo hiệu đường bộ.

                      + Điều 29: Người điều khiển và ngồi trên xe đạp.

                      + Điều 30: Người đi bộ.

   - Học bài và chuẩn bị bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình 1


Giáo dục công dân 6

 

Tuần

02

 

Ngày soạn:

17/8/2019

Tiết

02

Lớp 6A, 6B, 6C

Ngày dạy:

22/8/2019

Tiết 2 - Bài 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

     - Hiểu được những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khỏe.

     - Hiểu ý nghĩa của việc chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể.

     - Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân

2. Kỹ năng

     - Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của mình và người khác.

     - Biết đưa ra cách xử lý phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

     - Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó.

3. Thái độ

     Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

* Trọng tâm: Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể.

4. Các năng lực cần hướng tới

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực nhận thức.

- Năng lực tư duy sáng tạo.

- Năng lực tự nhận thức điều chỉnh hành vi

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên

     - Bảng phụ phiếu học tập.

     - Tranh ảnh về các hoạt động chăm sóc sức khỏe, luyện tập TDTT.

     - Báo sức khỏe và đời sống.

     - Ca dao, tục ngữ nói về sức khỏe, chăm sóc thân thể.

2. Học sinh

     - Sưu tầm tranh ảnh, bài báo về việc chăm sóc sức khỏe con người

     - Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về sức khỏe

III. Tiến trình tiết dạy:

1. Ổn định tổ chức:

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình 1


Giáo dục công dân 6

 

2. Kiểm tra bài cũ:

- Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta phải làm gì?

- Nêu tên, đặc điểm, công dụng của các loại biển báo giao thông thông dụng?

3. Bài mớiCha ông ta vẫn thường nói:

Có sức khỏe là có tất cả”, hay “Sức khỏe quý hơn vàng”.

Nếu được ước muốn thì ước muốn đầu tiên của con người là sức khỏe, nếu chúc nhau thì lời chúc đầu tiên cũng là sức khỏe.

      Để hiểu được ý nghĩa của sức khỏe và tự chăm sóc sức khỏe bản thân của mỗi các nhân, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc

* Mục tiêu: Học sinh theo dõi truyện đọc và rút ra ý nghĩa của truyện

* Cách tiến hành:

- Điều kỳ diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?

- Vì sao Minh có được điều kỳ diệu đó?

- Sức khỏe có cần cho mỗi người không? Vì sao?

- GV hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế về việc tự chăm sóc sức khỏe bản thân.

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

+ Chế độ ăn uống.

+ Chăm sóc sức khỏe định kỳ.

* Kết luận: Sức khỏe là tài sản vô giá, không có gì quý hơn sức khỏe, chúng ta có sức khỏe sẽ có tất cả cho nên mỗi người chúng ta cần biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, tích cực phòng bệnh và chữa bệnh.

HĐ2: Khai thác nội dung bài học:

* Mục tiêu: Học sinh theo dõi nội dung bài học, rút ra ỹ nghĩa của việc chăm sóc sức khỏe và cách rèn luyện sức khỏe.

I. Đặt vấn đề:

1. Truyện đọc: “Mùa hè kỳ diệu

 

2. Tìm hiểu truyện đọc:

- Mùa hè này, Minh được học bơi và biết bơi.

- Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách tập luyện thể thao.

 

- Con người có sức khỏe thì mới tham gia tốt các hoạt động như: Học tập, lao động, vui chơi giải trí…

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học:

1. Ý nghĩa của việc chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể.

- Sức khỏe là vốn  quý của mỗi con người.

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình 1


Giáo dục công dân 6

 

* Cách tiến hành:

GV chia nhóm học sinh thảo luận ý nghĩa của sức khỏe đối với con người.

Nhóm 1: Sức khỏe đối với học tập.

Nhóm 2: Sức khỏe đối với lao động.

Nhóm 3: Sức khỏe đối với vui chơi giải trí.

GV hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế về hậu quả của việc không rèn luyện sức khỏe cá nhân.

- Con người uể oải, mệt mỏi.

- Khó hoàn thành công việc.

- Tinh thần buồn bực, chán nản không hứng thú tham gia các hoạt động tập, xã hội.

- Chúng ta cần rèn luyện sức khỏe như thế nào?

GV cho học sinh liên hệ và cho biết ăn uống như thế nào là đủ chất.

+ Ăn đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm chất dinh dưỡng.

+ Thực hiện bữa ăn khoa học hợp lý.

+ Khám chữa bệnh định kỳ, khi có dấu hiệu của bệnh cần khám và điều trị tích cực.

+ Luyện tập TDTT thường xuyên, đều đặn.

Em đã ăn uống điều độ và luyện tập thể thao thường xuyên chưa?

* Kết luận: Sức khỏe và việc chăm sóc sức khỏe bản thân có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi người. Để có sức khỏe tốt, mỗi người phải biết chăm sóc bản thân đúng cách.

Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố lại kiến thức.

- Sức khỏe tốt giúp chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả đạt năng suất cao, cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái, yêu đời…

2. Rèn luyện sức khỏe như thế nào?

- Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng.

- Hằng ngày luyện tập thể dục thể thao.

- Tích cực phòng bệnh.

- Khi mắc bệnh thì tích cực chữa bệnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Bài tập:

 

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình 1


Giáo dục công dân 6

 

GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sgk.

Bài a:

Những việc làm biểu hiện biết tự chăm sóc sức khỏe:

- Mỗi buổi sáng, Đông đều tập thể dục

- Khi ăn cơm, Hà không nhai vội vàng mà từ tốn nhai kỹ.

- Hằng ngày, Bắc đều súc miệng bằng nước muối.

- Trời nóng,…đến trạm y tế để khám.

 

4. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài học

Bài e: Một số câu ca dao, tục ngữ:

- Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.

- Càng già, càng dẻo, càng dai.

- Cơm không rau như đau không thuốc.

- Rượu vào lời ra.

5. Hướng dẫn:

 - GV cho học sinh tìm hiểu một số ngày về sức khỏe con người

      + Ngày thế giới chống hút thuốc lá: 31/5

      + Ngày thế giới vì sức khỏe: 7/4

      + Hội nghị tăng cướng sức khỏe Việt Nam: 18/2/1998

      + Cách phòng chống cận thị học đường.

 - Học bài, hoàn thành các bài tập còn lại.

- Chuẩn bị bài mới. Bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiết 2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình 1


Giáo dục công dân 6

 

Tuần

03

 

Ngày soạn:

23/8/2019

Tiết

03

Lớp 6A, 6B, 6C

Ngày dạy:

26/8/2019

Tiết 3 - Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

     - Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì

     - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

2. Kỹ năng

     - Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động…

     - Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

3. Thái độ

     Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không  đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, nản lòng.

* Trọng tâm: Học sinh hiểu được thế nào là siêng năng, kiên trì.

4. Các năng lực cần hướng tới

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực nhận thức.

- Năng lực tư duy sáng tạo.

- Năng lực tự nhận thức điều chỉnh hành vi

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên

     - Bảng phụ, phiếu học tập.

     - Tranh bài 2.

     - Truyện kể về các tấm gương kiên trì vượt khó.

     - Ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì.

2. Học sinh

     - Sưu tầm các tấm gương siêng năng kiên trì trong cuộc sống

     - Tìm hiểu, sưu tầm truyện kể, ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì

III. Tiến trình tiết dạy:

1. Ổn định tổ chức:       

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy cho biết ý nghĩa của sức khỏe đối với mỗi con người?

- Em sẽ làm gì để chăm sóc sức khỏe bản thân?

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình 1


Giáo dục công dân 6

 

3. Bài mới:

    GV treo tranh bài 2 cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh nêu rõ nội dung bức tranh và dẫn dắt học sinh vào bài mới

Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc

* Mục tiêu: Học sinh theo dõi truyện đọc và tìm hiểu đức tính siêng năng, kiên trì của Bác.

* Cách tiến hành:

Học sinh theo dõi truyện đọc và trả lời các câu hỏi gợi ý.

- Bác Hồ của chúng ta biết những ngoại ngữ nào?

- Bác Hồ của chúng ta biết rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó.

- Bác tự học ngoại ngữ như thế nào?

Bác rất tự giác, tích cực trong việc học ngoại ngữ.

 

 

 

 

 

- Bác đã gặp những khó khăn gì trong việc tự học?

* Kết luận: Bác học ngoại ngữ trong hoàn cảnh vừa lao động để kiếm sống, vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, vừa tìm hiểu đường lối cách mạng…

Như vậy, Bác Hồ của chúng ta học trong nhà trường không nhiều nhưng nhờ lòng quyết tâm và sự kiên trì tự học mà Bác đã sử dụng thành thạo nhiều thứ tiếng. Bác là tấm gương cho các thế hệ con cháu Việt Nam noi theo.

I. Đặt vấn đề:

1. Truyện đọc:

“ Bác Hồ tự học ngoại ngữ”

2.Tìm hiểu truyện đọc:

 

 

 

a. Bác Hồ biết và đọc thông thạo nhiều thứ tiếng như: Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật…

 

 

b. Bác tự học ngoại ngữ vào giờ nghỉ

- Bác nhờ thủy thủ giảng bài giúp.

- Viết từ mới vào tay, vừa làm, vừa học.

- Bác tự học ở vườn hoa.

- Bác học với giáo sư người Ý.

- Bác tra từ điển, nhờ người nước ngoài giảng…

c. Bác gặp nhiều khó khăn trong quá trình tự học

- Bác không được học ở lớp, trường.

- Thời gian làm việc của Bác quá nhiều giờ trong ngày…

 

 

 

 

 

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình 1


Giáo dục công dân 6

 

 

Hoạt động 2: Khai thác nội dung bài học

* Mục tiêu: Học sinh theo dõi nội dung bài học và rút ra khái niệm về siêng năng, kiên trì.

* Cách tiến hành:

- Thế nào là siêng năng, kiên trì?

- GV giảng giải: Dân tộc ta có truyền thống  lao động cần cù, siêng năng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, chúng ta đã có biết bao những con người đã có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước mà thành công của họ là nhờ tính siêng năng, kiên trì.

VD: Nhà bác học Lê Qúy Đôn, Bác sĩ Tôn Thất Tùng, Nhà nông học- giáo sư Lương Đình Của…

- Em hãy tìm hiểu trong lớp và trường ta những tấm gương siêng năng, kiên trì trong học tập?

- Gv yêu cầu học sinh hoạt động nhóm và chỉ ra các biểu hiện của siêng năng, kiên trì:

   + Là người yêu lao động.

   + Miệt mài trong công việc.

   + Chỉ mong làm theo ý thích.

   + Làm việc thường xuyên, đều đặn.

   + Làm tốt công việc được giao.

   + Học bài quá nửa đêm.

   - GV nhận xét bài làm của học sinh và kết luận về những biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

- Trái với SN, kiên trì là gì? Nêu ví dụ

* Kết luận: Siêng năng, kiên trì là phẩm chất đạo đức cần có của mỗi người, nó giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, làm được mọi việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Do đó, mỗi người cần phải rèn luyện để trở thành người siêng năng, kiên trì.

 

 

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm

- Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.

- Kiên trì: Là sự quyết tâ làm việc đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên: Nguyễn Thị Bình 1

nguon VI OLET