Tuần 23
Ngày dạy :
Chủ đề 6: Quyền và nghĩa vụ công dân
về trật tự an toàn xã hội - Bảo vệ môi trường

Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm môi trường, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội.
2. Về kỹ năng:
- Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường.
- Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
3.Về thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
4. Năng lực cần hình thành cho HS:
- Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.
- Thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước
II. Chuẩn bị giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Bảng kế hoạch học tập, làm việc. Bảng phụ.
2. Học sinh: Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh, ca dao, tục ngữ, câu chuyện về sống và làm việc có kế hoạch .
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp:
- Giải quyết vấn đề
-Động não
-Xử lí tình huống
-Liên hệ và tự liên hệ
- Thảo luận nhóm....
- Kích thích tư duy
- Sắm vai.
2.Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút.
IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Trẻ em có bổn phận gì?
Đối với gia đình: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; giúp đỡ gia đình những việc vừa sức mình...
Đối với nhà trường: Chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè....
Đối với xã hội: Sống có đạo đức, tôn trọng pháp luật, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế. ..
3. Dạy học bài mới:
* Khởi động:
* Hình thành kiến thức:
- Họat động 1:
- Kiến thức: Qua một số tấm gương giúp học sinh bước đầu nhận biết
- Rèn luyện năng lực:NL hợp tác, NL giao tiếp, NL tự nhận thức về giá trị bản thân. tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
* Cách tiến hành:
GV: Em hãy kể một số yếu tố của môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
HS: Một số yếu tố của môi trường: đất, nước, rừng, ánh sáng…
GV: nhận xét, bổ xung, chuyển ý.
- Họat động 2:
- Kiến thức: HS biết khái quát thành nội dung bài học:
- Rèn luyện năng lực:NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL trách nhiệm của HS
* Cách tiến hành:
GV: Em hiểu thế nào là môi trường?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh: đây là môi trường sống có tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người.
GV: Em hiểu thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh: con người khai thác để phục vụ cuộc sống. Chuyển ý.
*Tìm hiểu vai trò của môi trường.
GV: Cho HS đọc phần thông tin, sự kiện.
HS: Đọc thông tin .
GV: Chia nhóm thảo luận
HS:Thảo luận và trình bày kết quả.
*GV: treo bảng số liệu tài nguyên rừng và tranh ảnh về lũ lụt, ô nhiễm môi trường.

- Kiến thức: Qua một số tấm gương giúp học sinh bước đầu nhận biết
- Rèn luyện năng lực:NL hợp tác, NL giao tiếp, NL tự nhận thức về giá trị bản thân. tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
* Cách tiến hành:
Tìm hiểu nội dung bài học.
GV:* Đọc cho HS
nguon VI OLET