Tuelinhart.com/ Tuelinhart.violet.vn/

 

Ngày xây dựng kế hoạch : 27 / 12 /2018

Ngày thực hiện: 6A1........./........                                     6A2........../.........

                           6A3........./.........                                    6A4......../.........    

 

Tiết 19: Thường thức mĩ thuật

TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM

 

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: HS  hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội VN.

2. Kĩ năng: HS  nắm được giá trị NT và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức thể hiện của tranh dân gian VN.

3. Thái độ: HS thêm yêu quý kho tàng tranh dân gian việt Nam.

4, Các  năng  lực cần đạt: Năng lực làm việc nhóm; giải quyết vấn đề.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: ĐDDH 6, tranh dân gian Đông Hồ.

2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh dân gian.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

          1. Ổn định tổ chức.(1”)    : 6A1...........                                     6A2............

                                                     6A3............                                    6A4............    

         2. Kiểm tra bài cũ: không.

3. Bài mới(39p):

*HĐ khởi động: GV giới thiệu tranh; Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về chúng ta lại được chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật đặc sắc – đó là tranh dân gian, miêu tả cảnh nhộn nhịp đón xuân hay những cảnh sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống. Để nắm bắt được đặc điểm và hiểu kỹ hơn về giá trị nghệ thuật của tranh dân gian, hôm nay thầy và các em cùng nhau tìm hiểu bài” Tranh dân gian Việt Nam”

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tranh dân gian

GV yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu trả lời câu hỏi:

-Tranh dân gian là gì?

-Có mấy loại tranh dân gian? ý nghĩa?

-Làng tranh tiêu biểu?

-Một số bức tranh dân gian tiêu biểu?

I.Vài nét về tranh dân gian

-Là loại tranh lưu truyền rộng rãi trong dân gian, được nhân dân ưa thích

- Tranh thờ: dùng để thờ cúng

-Làng tranh: Đông Hồ, Hàng Trống, Sình, Kim Hoàng.

-TP: gà trống, vinh hoa, phú quý, bà Triệu, đánh ghen...


Tuelinhart.com/ Tuelinhart.violet.vn/

 

GV: Tranh dân gian được in bằng ván gỗ hoặc kết hợp giữa nét khắc gỗ và tô màu bằng tay. Màu săc trong tranh tươi ấm, nét vẽ đôn hậu hồn nhiên, được nhân dân ưa thích.

Hoạt động2:Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.

1, Dòng tranh Đông Hồ:

GV yêu cầu HS đọc sgk, Hoạt động cặp đôi trả lời các câu hỏi(3P)

- Nơi sản xuất?

 

- Đối tượng thưởng thức?

- Kỹ thuật làm tranh?

- Nguyên liệu, chất liệu?

- Đặc điểm nghệ thuật?

- HS: Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả trên tranh trực quan; nhận xét nhóm bạn.

- GV: Nhận xét, tuyên dương các nhóm và kết luận chốt lại kiến thức

2, Dòng tranh Hàng Trống:

GV yêu cầu HS đọc sgk, Hoạt động nhóm (3p)chỉ ra sự khác nhau giữa tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ dựa trên các nội dung:

- Nơi sản xuất?

- Đối tượng thưởng thức?

- Kỹ thuật làm tranh?
- Nguyên liệu, chất liệu?

- Đặc điểm nghệ thuật?

HS: Đại diện 1 nhóm chia sẻ kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

GV: Kết luận, bổ sung  trên tranh trực quan để khắc sâu kiến thức.

Hoạt động 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu giá trị nghệ thuật

 

 

 

II.Tìm hiểu 2 dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống

 

1, Dòng tranh Đông Hồ

- Làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

- Đối tượng thưởng thức: người dân lao động

- Kỹ thuật làm tranh: Được sản xuất hàng loạt trên những khuôn ván gỗ, khắc và in hàng loạt trên giấy dó quét màu điệp

- Đặc điểm nghệ thuật: Tranh Đông Hồ có đường nét đơn giản, chắc khỏe và dứt khoát, nét đen được in sau cùng để định hình các mảng làm cho tranh đậm đà sống động.

 

2, Dòng tranh Hàng Trống

- Nơi sản xuất: Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Đối tượng: trung lưu và thị dân

- KTLT: Dùng một bản khắc nét in màu đen làm đường viền cho các hình, sau đó trực tiếp tô màu.

- Nguyên liệu: Màu phẩm nhuộm nguyên chất.

- Đặc điểm NT: Đường nét mảnh mai, trau chuốt, tinh tế, thường dùng lối tô màu cản màu nên tạo được sự hài hoà, lung linh và tạo cho bức tranh có chiều sâu.

 

III. Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam

- Tranh dân gian là những sáng tạo tập thể của quần chúng nhân dân lao động, mang đậm đà bản sắc dân tộc.


Tuelinhart.com/ Tuelinhart.violet.vn/

 

- Nêu đặc điểm, giá trị nghệ thuật của tranh dân gian?

*GV: Tranh dân gian VN được đa số nhân dân ưa thích, là 1 bộ phận của nền văn hoá dân tộc và của nhân dân

 

- Hình tượng tranh mang tính khái quát cao

- Bố cục: theo lối ước lệ thuận mắt, phong phú, hấp dẫn từ hình đến chữ

-Màu sắc, nguyên liệu dễ tìm kiếm, màu sắc tươi tắn, sắp xếp khéo léo.

4.Củng cố(4p): Đánh giá kết quả học tập

GV nêu 1 số câu hỏi kiểm tra nhận thức của HS:

- Xuất xứ của tranh dân gian?

- Đề tài?

- Cách làm tranh?

- Đặc điểm nghệ thuật?

HS trả lời, GV nhận xét bổ sung, biểu dương những HS nắm bài tốt.

GV nhận xét giờ dạy.

5. Hướng dẫn học sinh tự học(1p)

- Học bài, sưu tâm và cảm nhận đặc điểm của tranh dân gian

- Đọc trước tiết 20-Giới thiệu một số tranh dân gian

IV/ Tự rút kinh nghiệm sau giờ dạy

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

V. Điều chỉnh, bổ sung

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                                              Ngày    29   Tháng    12  Năm  2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tuelinhart.com/ Tuelinhart.violet.vn/

 

Ngày xây dựng kế hoạch : 29 / 12 /2018

Ngày thực hiện: 6A1........./........                                     6A2........../.........

                           6A3........./.........                                    6A4......../.........    

 

Tiết 20: Thường thức mĩ thuật

GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM

 

 

I.Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: HS hiểu sâu hơn về đặc điểm dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.

2. Kĩ năng: HS nắm được giá tri nghệ thuật thống qua nội dung và hình thức của các bức tranh được giới thiệu.

3.Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh Qua đó thêm yêu mến văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc.

4. Các năng lực cần đạt: HS nâng cao năng lực làm việc nhóm,  cảm thụ thẩm mĩ

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: ĐDDH 6, tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống, sgk

2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh dân gian, bài viết về tranh dân gian Việt Nam.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

           1. Ổn định tổ chức (1p)    6A1...........                                     6A2............

                                                     6A3............                                    6A4............    

 

2. Bài cũ: (5p)  Tranh dân gian là gì? Xuất xứ của tranh dân gian?

3. Bài mới(34p):

HĐ khởi động: Gv giới thiệu bài qua một số bức tranh đã chuẩn bị : Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu khái quát về tranh dân gian Việt Nam, để giúp các em hiểu sâu hơn về dòng tranh độc đáo này và cảm nhận được ý nghĩa của một số tranh tiêu biểu, hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam”.

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu Bức tranh Gà Đại Cát

Hoạt động cặp đôi: GV treo tranh cho HS xem, yêu cầu HS đọc sgk và thảo luận viết một đoạn văn ngắn 3-5 dòng về vẻ đẹp của bức tranh dựa trên các nội dung:

1, Bức tranh Gà Đại Cát:

- Chất liệu: giấy dó,màu điệp

- Nội dung: Bức tranh vẽ hình ảnh của 1 chú gà trống oai vệ, dũng cảm tượng trưng cho người quân tử thời xưa.


Tuelinhart.com/ Tuelinhart.violet.vn/

 

-Nội dung của bức tranh

-Bố cục

-Đường nét

-Màu sắc

GV kết luận, bổ sung: Chữ Đại Cát là lời chúc tốt lành, gặp nhiều tài lộc phú quý trong năm mới

 

GV giới thiệu thêm bức tranh” Vinh hoa, phú quý”

Hoạt động 2: Tìm hiểu Bức tranh Chợ quê

Hoạt động nhóm: GV treo tranh cho HS xem, yêu cầu HS đọc sgk thảo luận trả lời câu hỏi

-Nội dung của bức tranh?

-Bố cục?

-Đường nét?

-Màu sắc?

 

 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu Bức tranh Đám cưới chuột

Hoạt động chung cả lớp: HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi

-Nội dung của bức tranh?

- Theo em trong thực tế có đám cưới chuột không? Tại sao các nghệ nhân xưa lại vẽ đám cưới chuột?

GV kết luận:Diễn tả đám cưới của họ hàng nhà chuột, chú rể cưỡi ngựa hồng đi trước, cô dâu ngồi kiệu theo sau, nhưng đám cưới muốn bình yên thì phải cống nạp lễ vật hậu hĩnh cho mèo. Bức tranh muốn đả kích sự thống trị của bọn quan lại thời xưa.

 

-Bố cục: chia làm 2 phần: phần hình và phần chữ, cân đối, thuận mắt.

-Đường nét: chắc khoẻ, dứt khoát.

-Màu sắc: tự nhiên, đơn giản.

 

 

 

 

 

2, Bức tranh chợ quê

-Nội dung: Diễn tả cảnh mua bán, sinh hoạt tại 1 buổi chợ ở 1 vùng quê của nông thôn Việt Nam thời xưa, có đủ mọi tầng lớp người mua bán đông đúc, tấp nập từ người già đến trẻ nhỏ, từ người giàu đến kẻ ăn xin.

-Bố cục: dàn hàng ngang, cân đối, thuận mắt.

-Đường nét: mảnh mai, tinh tế.

-Màu sắc: là màu phẩm nhuộm nên tươi sáng, rực rỡ.

3, Bức tranh Đám cưới chuột

-Bố cục: Dàn hàng ngang cân đối thuận mắt.

-Đường nét: chắc khoẻ, dứt khoát.

-Màu sắc: đơn giản, đẹp.

 

 

 

 

 

 

 

 


Tuelinhart.com/ Tuelinhart.violet.vn/

 

-Đường nét?

-Màu sắc?

GV giới thiệu thêm bức tranh “ Đánh ghen, hứng dừa”

Hoạt động 4: Tìm hiểu Bức tranh Phật bà quan âm

Hoạt động chung cả lớp: GV treo tranh cho HS xem, yêu cầu HS đọc sgk và trả lời câu hỏi:

-Nội dung của bức tranh?

-Bố cục?

-Đường nét?

-Màu sắc?

.

 

 

 

 

 

4, Bức tranh Phật bà quân âm

-Nội dung: Diễn tả hình ảnh phật bà đang ngự trên toà sen với khuôn mặt

hiền từ phúc hậu, 2 bên là Tiên Đồng và Ngọc Nữ đang đứng chầu.

-Bố cục: cân đối, thuận mắt, đối xứng qua trục dọc.

-Đường nét: mảnh mai, tinh tế, trau chuốt.

-Màu sắc: tươi sáng

 

4.Củng cố(4p):  Đánh giá kết quả học tập

GV nêu 1 số câu hỏi kiểm tra nhận thức của HS:

-Nêu nội dung và đặc điểm nghệ thuật của 4 bức tranh trên.

HS trả lời, GV nhận xét bổ sung, biểu dương những HS nắm bài tốt.

GV nhận xét gi dạy

4. Hướng dẫn về nhà : Dặn HS mang que đo cho giờ vẽ theo mẫu tuần sau.VTM - Mẫu có hai đồ vât.

5. Hướng dẫn học sinh tự học(1p): Tự sưu tầm tài liệu, học bài vầ chuẩn bị cho giờ vẽ theo mẫu.

IV/ Tự rút kinh nghiệm sau giờ dạy

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

V. Điều chỉnh, bổ sung

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                                                                          Ngày  05  Tháng  01   Năm  2019

 

 

 


Tuelinhart.com/ Tuelinhart.violet.vn/

 

Ngày xây dựng kế hoạch : 05 / 01 /2019

Ngày thực hiện: 6A1........./........                                     6A2........../.........

                           6A3........./.........                                    6A4......../.........    

Tiết 21: Vẽ theo mẫu: 

    MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT  (Tiết 1)

 

I.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: HS biết được cấu tạo của cái bình đựng nước, cái hộp và bố cục của bài vẽ.

2. Kĩ năng: HS vẽ được hình có tỷ lệ gần giống với mẫu.

3. Thái độ: HS thêm yêu, bảo vệ đồ vật quanh mình.

4, Các kĩ năng cần đạt:

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: mẫu vẽ bình đựng nước và cái hộp, hình minh họa các bước vẽ, 1 số bài vẽ mẫu của học sinh

2. Học sinh: vở vẽ, giấy vẽ, bút chì.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

.           1. Ổn định tổ chức (1p)    6A1...........                                     6A2............

                                                     6A3............                                    6A4............    

2. Bài cũ: Nêu hiểu biết của em về tranh hàng trống “Gà đại cát”; “Chợ quê”

3. Bài mới: HĐ khởi động y/c học sinh lên xếp mẫu vật có sẵn

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung


Tuelinhart.com/ Tuelinhart.violet.vn/

 

Hoạt động1:Hướng dẫn HS quan sát nhận xét

- HS lên bày mẫu, học sinh dưới lơp nhận xét tìm ra cách xếp mẫu hợp lí

- HĐ cặp đôi:

Yêu cầu HS quan sát mẫu, thảo luận trả lời câu hỏi của GV:

- Cấu tạo của bình?

- Hộp có mấy mặt?

 

- Khung hình chung của bình và hộp?

*GV: ở mỗi vị trí khác nhau sẽ nhìn thấy mẫu có sự thay đổi về hình dáng kích thước. GV lấy ví dụ thêm để HS hiểu.

-Tỷ lệ của mẫu?

 

 

 

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:

-Nêu các bước vẽ hình ?

GV treo tranh minh hoạ các bước vẽ lên bảng. Nêu rõ hơn để HS nắm được các bước dựng hình.

GV treo 1 số bài vẽ mẫu cho HS tham khảo, những bài vẽ nhìn mẫu ở những vị trí khác nhau.

 

Hoạt động 3:Hướng dẫn HS làm bài:

HS vẽ  theo nhóm mẫu: Vẽ tự chọn theo vị trí 2 nhóm mẫu.

GV theo dõi HS làm bài, hướng dẫn thêm cho HS cách tìm tỷ lệ, vẽ phác hình. GV cần nhắc nhở HS không được dùng thước vẽ.

 

I.Quan sát nhận xét

 

 

 

 

 

 

-Cấu tạo bình: nắp, thân, tay cầm, đáy

-Hộp: 6 mặt, là dạng hình hộp chữ nhật

-Khung hình cung của bình: HCN đứng

-Khung hình chung của hộp, của cả bình và hộp:

 

 

 

 

 

-Tỷ lệ:

Chiều cao bình-Chiều cao hộp

Chiều rộng bình-Chiều rộng hộp

Các bộ phận của bình với nhau

 

II.Cách vẽ:

-Tìm khung hình, dựng khung hình chung riêng

-Tìm tỷ lệ các bộ phận, vẽ phác hình.

-Vẽ hình chi tiết, hoàn thiện hình vẽ.

 

 

 

 

III.Thực hành:

Vẽ hình: bình đựng nước và hộp

Chất liệu: giấy A4, chì.

4. củng cố: Đánh giá kết quả học tập

Chọn 1 số bài vẽ, cho HS nhận xét về:


Tuelinhart.com/ Tuelinhart.violet.vn/

 

-Bố cục

-Tương quan tỷ lệ giữa bình và hộp

-Bài vẽ có phù hợp với vị trí nhìn của bạn không.

GV bổ sung nhận xét, biểu dương những học sinh có bài vẽ tốt.

5. Hướng dẫn học sinh tự học

-Về nhà tìm mẫu tương tự, quan sát độ đậm nhạt

-Đọc trước bài 21, chuẩn bị dụng cụ học tập.

IV/ Tự rút kinh nghiệm sau giờ dạy

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

V. Điều chỉnh, bổ sung

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                                                              Ngày  12  Tháng  01  Năm  2019

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tuelinhart.com/ Tuelinhart.violet.vn/

 

Ngày xây dựng kế hoạch : 12 / 01 /2019

Ngày thực hiện: 6A1........./........                                     6A2........../.........

                           6A3........./.........                                    6A4......../.........    

 

Tiết 22: Vẽ theo mẫu:

        MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT (Tiết 2)

 

 

I.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: HS phân biệt được mức độ đậm nhạt và biết phân mảng đậm nhạt theo cấu trúc của bình và hộp

2. Kĩ năng: Vẽ được đậm nhạt với 4 mức độ chính: đậm, đậm vừa, nhạt, sáng.

3. Thái độ: Hiểu thêm về hình dáng,cấu trúc, thêm yêu đồ vật quanh mình.

4, Các năng  lực cần đạt: Năng lực quan sát khám phá, thực hành sang tạo.

II. Chuẩn bị

    1 Giáo viên: mẫu vẽ cái bình đựng nước và hộp giấy, hình minh hoạ cách vẽ đậm nhạt, bài vẽ đậm nhạt của HS

    2 Học sinh: Dụng cụ học tập, mẫu vẽ.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

           1. Ổn định tổ chức (1p)    6A1...........                                     6A2............

                                                     6A3............                                    6A4............    

2. Kiêmt tra bài cũ(5p: chấm nhận xét 1 số bài vẽ hình.

3. Bài mới(34p):

HĐ khởi động: HĐ khởi động y/c học sinh lên xếp mẫu vật có sẵn

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động1:Hướng dẫn HS quan sát nhận xét

HS bày lại mẫu giống tiết vẽ hình.

HĐ cặp đôi

-Hướng ánh sáng chiếu vào mẫu từ phía nào?

-Độ đậm nhạt ở mẫu sẽ chuyển tiếp như thế nào?

-Độ đậm nằm ở vị trí nào trên mẫu?

- Có bao nhiêu độ đậm nhạt thể hiện ở mẫu?

I.Quan sát nhận xét

 

 

 

 

-Hướng ánh sáng:

 

-Độ đậm nhạt chuyển tiếp:

 

-Độ đậm:

-Có 4 độ đậm nhạt: đậm, đậm vừa, nhạt, sáng


Tuelinhart.com/ Tuelinhart.violet.vn/

 

*GV yêu cầu HS quan sát và lên chỉ ở mẫu, GV bổ sung thiếu sót.

-Chất liệu của mẫu?

-Bóng đổ của mẫu?

GV  lưu ý không gian và bóng đổ của mẫu, chỉ rõ cho HS thấy.

Hoạt động 2:Hướng dẫn HS cách vẽ:

-Nêu các bước vẽ đậm nhạt?

*GV phân tích thêm các bước vẽ đậm nhạt cho HS hiểu:

-Vẽ bằng nét ngang, dọc, chéo, nét vẽ đậm nhạt, dày thưa đan xen nhau tạo thành mảng.

*GV minh hoạ lên bảng, treo các bước vẽ minh hoạ để HS hiểu hơn.

  GV treo 1 số bài vẽ mẫu của HS năm trước cho HS tham khảo.

Hoạt động 3:Hướng dẫn HS làm bài:

HS vẽ  theo nhóm mẫu: Vẽ tự chọn theo vị trí 2 nhóm mẫu.

GV theo dõi HS làm bài, hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ bóng.

 

 

 

 

 

 

II.Cách vẽ:

-Nhìn mẫu, điều chỉnh lại hình vẽ.

-Vẽ phân mảng đậm nhạt

-Vẽ đậm nhạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.Thực hành:

Vẽ đậm nhạt: cái bình đựng nước và cái hộp.

Chất liệu: Giấy A4, chì

4. Củng cố: Đánh giá kết quả học tập

Chọn 1 số bài vẽ, cho HS nhận xét về tương quan đậm nhạt bài vẽ.

GV bổ sung nhận xét, biểu dương những học sinh có bài vẽ tốt.

5. Hướng dẫn học sinh tự học

-Về nhà tìm mẫu tương tự, quan sát độ đậm nhạt

-Chuẩn bị ĐDHT, hình ảnh cho bài vẽ tranh đề tài ngày tết và mùa xuân.

IV/ Tự rút kinh nghiệm sau giờ dạy

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

V. Điều chỉnh, bổ sung

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                                                                  Ngày  19  Tháng  01  Năm  2019

 

nguon VI OLET