Giáo viên giảng dạy: Lớp dạy:
Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 48:
Chương 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
Bài 30: HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN
THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu và nhớ được các khái niệm: hiện tượng quang điện, giới hạn quang điện.
- Hiểu được nội dung và nhận xét kết quả TN khảo sát định tính hiện tượng quang điện.
- Hiểu và phát biểu được định luật về giới hạn quang điện, thuyết lượng tử ánh sáng.
- Nắm được công thức Plăng về lượng tử năng lượng và công thoát.
- Nắm được ánh sáng có hai tính chất là Sóng và Hạt.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
- Vận dụng thuyết lượng tử ánh sáng để giải thích các định luật quang điện.
- Vận dụng công thức lượng tử năng lượng của Plăng, công thoát để giải các bài tập về hiện tượng quang điện.
3. Phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Bài giảng powerpoint có kèm các thí nghiệm minh họa.
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Hãy kể tên một số nguồn phát ra tia tử ngoại?
Câu 2: Hai lá của điện nghiệm khép lại chứng tỏ điều gì?
Câu 3: Nếu tấm kẽm mang điện dương thì hiện tượng trên có xảy ra không?
Câu 4: Nếu chắn chùm tia hồ quang bằng tấm thủy tinh không màu thì hai lá của điện nghiệm như thế nào?
Câu 5: Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm gọi là hiện tượng quang điện. Hiện tượng quang điện là gì?

Phiếu học tập số 2
Câu 1: Từ thí nghiệm, hãy cho biết khi nào có hiện tượng quang điện?
Câu 2: (0 gọi là giới hạn quang điện. Xem SGK mục II trang 155, hãy nêu nội dung định luật về giới hạn quang điện
Câu 3: Xem bảng giới hạn quang điện của một số kim loại. Nêu nhận xét về trị số của (o đối với các kim loại khác nhau?
Câu 4: Nếu trong TN Héc không dùng tấm kẽm mà dùng tấm kali hoặc xesi thì các kết quả thu được có gì khác?

Phiếu học tập số 3
Câu 1: Trình bày giả thuyết lượng tử năng lượng của Plăng?
Câu 2: Nêu sự khác biệt giữa giả thuyết Plăng với quan niệm thông thường về sự hấp thụ và phát xạ năng lượng.
Câu 3: Trình bày thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein?
Câu 4: Hãy tính năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đỏ có ( = 0,76(m? Nêu nhận xét?

Phiếu học tập số 4
Gọi A là công để thoát electron ra khỏi bề mặt kim loại.
Câu 1: Muốn hiện tượng quang điện xảy ra (tức electron thoát khỏi bề mặt kim loại) thì năng lượng của phô tôn ánh sáng kích thích phải như thế nào với công thoát?
Câu 2: Từ kết quả của câu 1, hãy suy ra điều kiện của bước sóng (? Và từ đó, suy ra nội dung của định luật giới hạn quang điện?

Phiếu học tập số 5
Câu 1: Hãy kể tên TN chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng? Hãy kể tên TN chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt? Từ đó, cho biết ánh sáng có tính chất gì?
Câu 2: Ánh sáng gì được dùng trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young?Ánh sáng gì được dùng trong thí nghiệm hiện tượng quang điện của Hertz?Ánh sáng gì chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng?Ánh sáng gì chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt?
Câu 3: Khi ánh sáng có bước sóng dài thì nó thể hiện tính chất gì? Tính chất gì mờ nhạt?
Câu 4: Khi ánh sáng có bước sóng ngắn thì nó thể hiện tính chất gì? Tính chất gì mờ nhạt?
2. Học sinh
- Ôn lại các kiến thức về công của lực điện trường, định lí động năng, khái niệm cường độ dòng điện bão hòa (SGK Vật lí 11)
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1:Mở đầu: Tạo tình huống và phát biểu vấn đề để tìm hiểu về hiện tượng quang điện
a.
nguon VI OLET