Ngày soạn: 11 /1/2020 Ngày dạy: 18/01/2020
Tiết 37 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TIẾP)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng:
+ Ngành công nghiệp: chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của vùng; có cơ cấu đa dạng với nhiều ngành quan trọng: khai thác dầu khí, chế biến LTTP, cơ khí, điện tử.
+ Ngành nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng. Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới: cao su, điều, cà phê.
- Những khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế của vùng.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích bảng số liệu thống kê.
- Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp.
3. Giáo dục:
- HS có ý thức đoàn kết các vùng miền trong cả nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- NL chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
- NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tính toán, sử dụng số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bản đồ địa lí kinh tế Đông Nam Bộ. Máy chiếu.
- HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
- Đặc điểm nổi bật của tự nhiên ĐNB tạo thuận lợi cho phát triểnriển cây CN và kinh tế biển ?
- Vì sao ĐNB lại thu hút mạnh mẽ lao động ?
2. Nội dung bài mới
A. Hoạt động khởi động ( 5 phút )
Mục tiêu: Tạo tâm thể cho học sinh, tạo vấn đề vào bài mới
- GV chiếu bản đồ câm vùng ĐNB (ghi tên tỉnh của vùng ĐNB sai vị trí)
- HS lên sắp xếp lại vị trí các tỉnh của vùng.
- GV dẫn vào bài: mỗi tỉnh ở ĐNB đều có thế mạnh kinh tế riêng dựa vào vị trí, điều kiện phát triển. Vậy tình hình phát triển kinh tế của vùng ntn…

Hoạt động của GV – HS
Nội dung

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
*HĐ1: Tình hình phát triển kinh tế. ( 27 phút )
Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm kinh tế của vùng.

- Tư liệu nghiên cứu: kênh hình, kênh chữ sgk mục IV; Atlat địa lí VN trang 29.
- Nội dung thảo luận: tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố các ngành KT của Đông Nam Bộ.
* GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép:
- Vòng 1: vòng chuyên gia:
Nhóm 1,2: ngành CN – XD (Ngành CN trước năm 1975; Tình hình phát triển và phân bố CN sau 1975: cơ cấu CN, tỉ trọng ngành CN trong CCKT của vùng, các TTCN, khó khăn đối với ngành CN của vùng)

Nhóm 3,4: ngành NN (tỉ trọng ngành NN trong CCKT của vùng, cơ cấu cây trồng, tình hình phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi, đâu là hđ nông nghiệp nổi bật nhất của vùng)

- Các nhóm thảo luận 6 phút, thống nhất nội dung.


- Vòng 2: vòng mảnh ghép:
+ GV cho hs tạo nhóm mảnh ghép:
- HS tạo nhóm mới, chia sẻ thông tin, vẽ sơ đồ tư duy về tình hình phát triển ngành CN, NN của ĐNB.
- Đại diện 2 nhóm lên bảng báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kt.

* KT động não:
? Vì sao sản xuất CN lại chủ yếu tập trung ở TPHCM?
? Dựa vào ~ điều kiện thuận lợi nào mà ĐNB có thể phát triển cây CN?

? Quan sát H 32.2 xác định vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An.
? Nêu vai trò của 2 hồ này với sự phát triển nông nghiệp của vùng?

? Vậy vấn đề thủy lợi có ý nghĩa ntn đối với việc phát triểnriển NN của vùng ?

? Biện pháp cuả vùng để phát triểnriển sản xuất NN đi đôi với bảo vệ MT ?
Gv:
- Do TPHCM là đầu mối giao thông qtrọng nhất của vùng và của Vùng KTTĐ phía Nam; ; gần nhiều vùng nguyên liệu, là nơi thu hút nhiều lao động nhất cả nước, cs hạ tầng CN đc đầu tư mạnh mẽ,...
- Điều kiện phát triển cây CN: Đất badan, đất xám; KH cận xích đạo; kinh nghiệm sản xuất; cơ sở CNCB; thị trường XK.
- Hồ Dầu Tiếng: Công trình thủy lợi lớn nhất, diện tích = 270km2, chứa 1,5 tỷ m3 nước
nguon VI OLET