0Tuần 19 Bài 34: Thoái hoá do tự thụ phấn
Tiết 37 và do giao phối gần
a. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò của chúng trong chọn giống.
- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
2. Kỹ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình phát hiện kiến thức
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ : GD sự yêu thích môn học
b. chuẩn bị: Bảng phụ
C. Tiến trình hoạt động dạy học
I. Tổ chức lớp
Ngày..................... Lớp 9C: Sĩ số............ Vắng......................................................
Ngày..................... Lớp 9D: Sĩ số............ Vắng......................................................
II. Kiểm tra bài cũ
1. Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến?
(Vì các tác nhân có tác dụng khác nhau tới cơ sở vật chất của tính di truyền: Tia phóng xạ ...... Tia tử ngoại ......Có loại hoá chất có tác dụng chuyên biệt, đặc thù đối với từng loaị nuclêôtit nhất định của gen.)
2. Khi gây ĐB bằng tác nhân vật lí và hoá học, người ta thường sử dụng biện pháp nào?
III. Bài mới
Hoạt động 1: Hiện tượng thoái hoá
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I
- Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào?
- Cho HS quan sát H 34.1 minh hoạ hiện tượng thoái hoá ở ngô do tự thụ phấn.
- HS tìm hiểu mục 2 và trả lời câu hỏi:
- Giao phối gần là gì?
Giao phối gần gây ra hậu quả gì ở sinh vật?
- HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi, rút ra kết luận.
- HS quan sát H 34.1 để thấy hiện tượng thoái hoá ở ngô.
VD: hồng xiêm, bưởi, vải thoái hoá quả nhỏ, ít quả, khôn ngọt.
- Dựa vào thông tin ở mục 2 trả lời.

Kết luận:
1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn: các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống dần biểu hiện các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết, bộc lộ đặc điểm có hại.
2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật: thế hệ con cháu: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.

Hoạt động 2: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

- Giới thiệu bảng phụ trong đó có ghi thông tin trong H 34.3 ; màu xanh biểu thị thể đồng hợp
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời:
- Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và dị hợp biến đổi thế nào?
- Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hoá?
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV mở rộng: ở một số loài động vật, thực vật cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn đến hiện tư
nguon VI OLET