Ngày soạn: 06/01/2020 Tuần 20
Ngày dạy: 09/01/2020 Tiết 20

Bài 15: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm: khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh. Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
- Biết khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết một số loại khoáng sản qua mẫu vật (hoặc qua ảnh màu): than, quặng đồng, đá vôi, apatit...
- Nhận biết một số loại khoáng sản qua các mẫu vật, tranh ảnh hoặc trên thực địa.
3. Thái độ (giá trị)
- Ý thức được sự cần thiết phải khai thác, sử dụng cac loại khoáng sản một cách hợp lí và tiết kiệm.
4. Những năng lực có thể hướng tới.
- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề; tự học; giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình vẽ, quan sát, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học: Mẫu vật hộp quặng và khoáng sản
- Học liệu: Giáo án, Sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước nội dung bài học
- Sưu tầm tranh ảnh về các về các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao

Các loại khoáng sản

Nêu được khái niệm mỏ nội sinh, ngoại sinh.
Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
Quan sát và xác định được tên các mẫu khoáng vật.
Biết được những biện pháp gì để thay thế các tài nguyên khoáng sản

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
* Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)
(1) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết khái niệm liên quan đến chủ đề.
(2) Kĩ thuật dạy học: Động não.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm lớp.
(4) Phương tiện dạy học: Tranh ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: HS Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
Nội dung hoạt động 1:
Hoạt động của GV

Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi: hãy kể một số khoáng sản mà em biết? Khoáng sản có vai trò như thế nào?
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 2: Trao đổi thảo luận
GV: Theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận.
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu về các loại khoáng sản
(1) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm khoáng sản; Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết giảng tích cực;
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: theo lớp; theo nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Mẫu khoáng sản
(5) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập
Nội dung của hoạt động 2:
Hoạt động của GV - HS
Hộp kiến thức

Bước 1: GV cho HS quan sát các mẫu khoáng sản.
- Trả lời các câu hỏi:
+ Khoáng vật và đá có ở đâu?
+ Khoáng sản là gì? Cho ví dụ?
+ Mỏ khoáng sản là gì?
+ Dựa vào công dụng, khoáng sản chia thành những loại nào? Cho ví dụ?
*Tích hợp GD BVMT
- Khoáng sản có giá trị như thế nào, được hình thành trong thời gian bao lâu và có thể phục hồi không?
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS từng cá nhân báo cáo
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS dác cá nhân khác bổ sung, nhận xét
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước
nguon VI OLET