Ngày soạn 5/1/2021
Tiết 19: Bài 16: HÔ HẤP TẾ BÀO


I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm hô hấp tế bào, vai trò của hô hấp tế bào đối với quá trình trao đổi chất trong tế bào.
- Trình bày được vị trí, nguyên liệu, sản phẩm của 3 giai đoạn hô hấp tế bào.
- Vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết tình huống thực tiễn.
2. Năng lực:
Năng lực
Mục tiêu
Mã hóa

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Nhận thức sinh học
- Nêu được khái niệm hô hấp tế bào, vai trò của hô hấp tế bào đối với quá trình trao đổi chất trong tế bào.
(1)


- Trình bày được vị trí, nguyên liệu, sản phẩm của 3 giai đoạn hô hấp tế bào.
(2)


Tìm hiểu thế giới sống
- Tìm hiểu mặt tiêu cực hô hấp là tạo khí CO2, tăng nguy cơ hiệu ứng nhà kính từ đó tìm các biện pháp cân bằng lượng khí này.
( 3)

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết tình huống thực tiễn liên quan đến hô hấp.
(4)


- Đề xuất các biện pháp rèn luyện cơ thể ở người để có hệ hô hấp luôn mạnh khỏe.
(5)

NĂNG LỰC CHUNG

Giao tiếp và hợp tác
Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
(6)

Tự chủ và tự học
Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về hô hấp tế bào
(7)

Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đề xuất các biện pháp để tế bào xảy ra hô hấp hiếu khí tạo nhiều năng lượng cung cấp cho tế bào hoạt động hiệu quả.
(8)

3. Phẩm chất
Chăm chỉ
Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
(9)

Trách nhiệm
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công
(10)

Trung thực
Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm
(11)

Nhân ái
- Biết quý trọng sức khoẻ bản thân, ăn uống và luyện tập thể thao, đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể và các hoạt động sống diễn ra bên trong cơ thể.
(12)

 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
Giáo viên:
- Video mô phỏng hô hấp tế bào
- Sơ đồ hiệu quả tổng hợp ATP từ phân giải phân tử Glucôzơ
      - Tranh vẽ hình 16.1, 16.2 và 16.3 SGK.
      - Phiếu học tập để cho HS thảo luận nhóm ( Mẫu trong phần các hoạt động học).
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về hô hấp đã học ở lớp 8.
Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Ổn định tổ chức:
A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP ( 5 PHÚT)
1. Mục tiêu:
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về khái niệm hô hấp tế bào, phân biệt các giai đoạn của hô hấp….
2. Nội dung:
- HS quan sát thị phạm động tác hít thở yoga của GV và trả lời câu hỏi GV đưa ra.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
- GV có thể thị phạm và yêu cầu cả lớp làm theo động tác hít thở sâu (yoga) trong 30 giây, rồi hỏi HS cho biết lợi ích của việc hít thở sâu?
- GV đặt vấn đề: “Để tham gia các hoạt động sống cơ thể cần có năng lượng, vậy năng lượng trong tế bào và cơ thể tồn tại trong những hợp chất nào? Ở dạng nào dễ sử dụng nhất?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát thị phạm của HS và suy nghĩ câu hỏi của GV đặt ra
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận: GV yêu cầu 1 HS trả lời câu hỏi – HS trả lời trên cơ sở hiểu biết của mình.
Bước 4: Kết luận – Nhận định: Từ câu trả lời của HS – GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: “ Trong tế bào, cơ thể không phải lúc nào cũng có sẵn ATP mà phải qua quá trình chuyển đổi…đó chính là hoạt động hô hấp ( Trình bày nội dung chính cần tìm hiểu).”

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( KHÁM PHÁ)
Hoạt động 1: Tìm hiểu
nguon VI OLET