Ngày soạn: 5/1/2021
B - CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Tiết 29: Bài 26 : CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm cảm ứng, phản xạ ỏ động vật.
- Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch.
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế.
2. Năng lực:
Năng lực
Mục tiêu
Mã hóa

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Nhận thức sinh học
- Nêu được khái niệm cảm ứng, phản xạ ỏ động vật.
(1)


- Nêu tính cảm ứng động vật đơn bào
(2)


- Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch.
( 3)

Tìm hiểu thế giới sống
- Thực hành: Thí nghiệm cảm ứng với 1 số động vật bậc thấp như giun đất, châu chấu.
(4)

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến cảm ứng ở động vật.
(5)

NĂNG LỰC CHUNG

Giao tiếp và hợp tác
Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
(6)

Tự chủ và tự học
Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu cảm ứng ở động vật
(7)

Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đề xuất các biện pháp để hoạt động phản xạ của người và động vật linh hoạt hơn thích nghi tốt với môi trường.
(8)

3. Phẩm chất
Chăm chỉ
Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
(9)

Trách nhiệm
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công
(10)

Trung thực
Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm
(11)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1.Giáo viên:
- Các tranh vẽ phóng to H26.1, H26.2 + Bảng phụ phần 1.2 / III
- Video về cảm ứng ở động vật và người
https://youtu.be/EbTAAKNpuMM?t=34
Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về phản xạ đã học ở cấp 2.
- Giun đất còn sống và dung dịch nước vôi trong
- Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Ổn định tổ chức:
A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP ( 5 PHÚT)
1. Mục tiêu:
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về khái niệm cảm ứng ở động vật, cảm ứng ở nhóm động vật có hệ thần kinh lưới và chuỗi hạch
2. Nội dung:
-HS quan xem đoạn video về một số hiện tượng cảm ứng ở người:
https://youtu.be/EbTAAKNpuMM?t=34
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
GV cho HS xem video về cảm ứng ở động vật từ đầu đến giây 43
https://youtu.be/EbTAAKNpuMM?t=34
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video và suy nghĩ mối liên quan giữa video và bài học
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận: HS suy ngẫm về video
Bước 4: Kết luận – Nhận định: GV dẫn dắt vào nội dung bài mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( KHÁM PHÁ)
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cảm ứng ở động vật
a. Mục tiêu: (1), (6), (7), (9), (10), (11).
b. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân: Quan sát hình vẽ
- Hoạt động cặp đôi thảo luận, trả lời câu hỏi GV nêu
c. Sản phẩm:
Câu trả lời cho câu hỏi GV đưa ra
Tổ chức hoạt động:
D1.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Chiếu hình ảnh về cảm ứng ở động như:
1. Trùng roi bơi đến chỗ có ánh sáng





2. Trời rét chim xù lông
3. Trời nóng chó thè lưỡi
4. Video về cảm ứng của người : Phần A



5.Hình ảnh cảm ứng của thực vật và động vật
nguon VI OLET