TUẦN 19 ĐẠO ĐỨC
TIẾT 1.BÀI 9: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ

I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ, ....
- Tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết trẻ em có quyền tự do kết bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
- GDMT : Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế trong các hoạt động BVMT, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế.
Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.
Kĩ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Phiếu giáo viên cho các nhóm.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
động của học sinh

1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Tại sao các em phải biết ơn các thương binh liệt sĩ ?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Dạy bài mới:
3.1/ Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay thầy sẽ giới thiệu cho các em bài học “ Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ” để cho các em biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ, ....
Hoạt động 1: Phân tích thông tin
- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một vài bức ảnh hoặc mẩu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi vn và thiếu nhi quốc tế.
- GV mời đại diện nhóm lên trình
bày, sau đó GV kết luận:
* GVKL: Các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên TG - Thiếu nhi VN cũng đã có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.
Hoạt động 2: Du lịch thế giới
- Y/c mỗi nhóm HS đóng vai trẻ em của 1 nước mà em biết.






* Thảo luận cả lớp
- Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau, những sự giống nhau đó nói lên điều gì.
* GVKL: Có nhiều điểm giống nhau như yêu quê hương đất nước của mình, yêu thiên nhiên yêu hòa bình, ghét chiến tranh, đều có các quyền sống được đối xử bình đẳng.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm và y/c các nhóm thảo luận, liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.







* GVKL: Để thể hiện tình hữu nghị đoàn kết với thiếu nhi quốc tế có rất nhiều cách, các em có thể tham gia các hoạt động:
- Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế;
- Tìm hiểu về cuộc sống học tập của thiếu nhi cả nước khác;
Liên hệ:
- Chúng ta tự liên hệ xem bản thân, lớp, trường về những việc đã làm để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiêú nhi quốc tế.
4. Củng cố
Hỏi: Hôm nay các em học bài gì ?
- Các em cần tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- GDMT : Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế trong các hoạt động BVMT, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.
5. Dặn dò
- Tiết học hôm nay thầy nhận thấy các em có tinh thần học tốt, bên cạnh đó các em cần cố gắng hơn nữa. Các em về nhà xem lại bài và học thuộc bài.
- Các em về nhà chuẩn bị bài “ Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ” tiếp theo tiết sau học.
- Hát BCSS

- HS trả lời.




- HS lắng nghe.







- Các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các hoạt động đó.

- Đại diện từng nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ xung
nguon VI OLET