KHBD LỊCH SỬ 7
TUẦN 35 TIẾT 69 Bài 29: Ôn tập chương 5 và chương 6
Lý thuyết
1.1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền:
- Sự mục nát của triều đình phong kiến, tha hoá của tầng lớp thống trị.
- Chiến tranh PK:
   + Chiến tranh Nam – Bắc triều.
   + Chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
a. Chiến tranh Nam - Bắc triều (1527 – 1592).
* Nguyên nhân:
- Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền lực.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc → Bắc triều.
 Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lập ra Nam triều.
→ Gây ra chiến tranh Nam - Bắc triều.
* Diến biến :
- Chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến kéo dài hơn 50 năm từ vùng Thanh – Nghệ trở ra bắc.
- Đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng chiến tranh chấm dứt.
b. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 – 1672).
* Nguyên nhân:
- Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay nắm mọi quyền hành gọi là chúa Trịnh → Đàng Ngoài.
- Nguyễn Hoàng vào cai quản vùng Thuận Hóa, thế lực mạnh lên nhanh chóng → Đàng Trong.
Mâu thuẩn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn ngày càng sâu sắc → Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
* Diễn biến:
Thế kỉ XVII, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ lịch sử gọi là chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài.
- Từ năm 1627 – 1672, họ Trịnh và Họ Nguyễn đánh nhau 7 lần.
- Không phân thắng bại, hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai Đàng.
   + Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra.
+ Đàng Trong từ sông Gianh trở vào.
1.2. Quang Trung thống nhất đất nước.
- Quang Trung đã chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn:
   + Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777).
   + Lật đổ chính quyền họ Trịnh (1786), vua Lê (1788).
+ Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
   + Đánh tan cuộc xâm lược Xiêm (1785), Thanh (1789).
- Trong xây dựng quốc gia:
   + Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc (Chiếu khuyến nông, chiếu lập học,...).
   + Củng cố quốc phòng, thi hành chính sách đối ngoại khéo léo.
1.3. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
   + Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.
   + Tổ chức lại bộ máy nhà nước, vua trực tiếp điều hành mọi công việc trong nước từ trung ương đến địa phương.
   + Địa phương: chia nước ta làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
   + Năm 1815, ban hành luật Gia Long.
   + Xây dựng quân đội mạnh.
1.4. Tình hình kinh tế, văn hoá
THẾ KỈ XVI - NỬA ĐẦU TK XIX

Thế kỉ XVI-XVII
Thế kỉ XVIII
Nửa đầu TK XIX

Nông nghiệp
- Đàng Ngoài: trì trệ, bị kìm hãm (chúa Trịnh không lo khai hoang, củng cố đê điều).
- Đàng Trong: phát triển, khai hoang lập làng.
- Quang Trung ban hành "Chiếu khuyến nông".
- Các vua Nguyễn chú ý việc khai hoang, lập ấp, đồn điền.
- Việc sửa đắp đê không được chú trọng.

Thủ công nghiệp
- Xuất hiện nhiều làng thủ công.
- Sản phẩm thủ công chất lượng
- Nghề thủ công được phục hồi dần.
- Xuất hiện nhiều xưởng thủ công, làng thủ công.
- Nghề khai thác mỏ được mở rộng.

Thương nghiệp
- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, đô thị.
- Buôn bán với nước ngoài được mở rộng nhưng sau có phần hạn chế.
- Giảm thuế. mở của ải, thông chợ búa.
- Nhiều thành thị, thị tứ mới.
- Hạn chế buôn bán với người Tây.

Văn học nghệ thuật
- Văn học chữ Hán vẫn chiến ưu thế, văn học chữ Nôm bước đầu phát triển.
- Chữ Quốc ngữ ra đời.
- Nghệ thuật dân gian được phục hồi.
- Kiến trúc, điêu khắc đạt nhiều thành tựu
- Ban hành "chiếu lập học" phát triển chữ Nôm.
- Văn học bác học, văn học dân gian phát triển rực rỡ (Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương).
- Nghệ thuật sân khấu chèo tuồng, tranh dân gian, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.
nguon VI OLET