Tiết 1. Bài 2. NỤ CƯỜI PHÊ PHÁN

Ngày soạn: 06/01/2018
Ngày thực hiện: 20/01/2018 (Tuần thứ 2 của tháng 1 năm 2018)

I. MỤC TIÊU:
1- Cảm nhận được sự tinh ý và cách bác Hồ giúp các chiến sĩ nhận ra lỗi không trung thực của mình.
2- Hiểu được ý nghĩa của sống trung thực và thấy được biểu hiện của sống không trung thực.
3- Vận dụng được bài học về sự trung thực của bản thân và của người khác trong cuộc sống. Biết phê phán những hành động và lời nói thiếu trung thực. - GDHS học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS lớp 7
- Tranh ảnh về Bác và về việc thực hành trung thực trong học tập và đời sống.
2. Học sinh:
- Đọc, soạn bài trước khi đến lớp
- Sưu tầm, tìm hiểu thêm về Bác qua đài, báo, tivi, truyện đọc,…
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy đọc một vài câu thơ viết về Bác Hồ mà em biết.

3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động:
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nội dung quan trọng được đặc biệt quan tâm là tư tưởng về đạo đức; bởi vì, đạo đức là nền tảng của cách mạng: “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là truyền thống dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại, có tác dụng và ý nghĩa trong ngày mai và mãi mãi sau này. Đảng ta xác định: “Tư tưởng của Người đã và đang soi sáng cho nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan toả ra thế giới”.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài học:
Một trong những vẻ đẹp sáng ngời trong tư tưởng và đạo đức của HCM là sự trung thực trong học tập và đời sống. Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện “Nụ cười phê phán” trang 8 Sách ‘Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS lớp 7” để hiểu rõ hơn về Bác.

Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức

* Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS đọc câu chuyện.
- GV gọi 1 HS đọc.
? Tranh thủ thời gian Bác đi vắng, các chiến sĩ đã có hành động nào trong luyện tập?



? Khi nghe tin Bác sắp về, các chiến sĩ đã làm gì để tỏ ra mình vẫn tập luyện chăm chỉ khi Bác vắng nhà?



? Bác có nhận ra việc làm thiếu trung thực của các chiến sĩ không?
? Vì sao Bác nhận ra điều đó?
? Khi nhận ra lỗi của mình, các chiến sĩ đã có hành động gì?

* Gv mở rộng: Tính trung thực giúp con người được tin cậy. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kỳ việc gì. Trung thực làm nên tính cách tự trọng, thẳng thắn của cá nhân; tạo nên uy tín, sức mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải dũng cảm và nghiêm khắc với chính bản thân. Do đó, trung thực luôn luôn gắn liền với trách nhiệm.

* Hoạt động 4: Thảo luận nhóm:
? Câu chuyện muốn gửi đến cho các em thông điệp gì?
- GV gọi đại diện nhóm trả lời.

* Hoạt động 5: Thực hành và ứng dụng:
? Em hãy lựa chọn chữ cái trước hành vi thể hiện tính trung thực. Giải thích vì sao em lại lựa chọn như vậy?
a) Cho bạn chép bài và chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
b) Nhận lỗi thay cho bạn.
c) Làm hộ bài tập về nhà cho bạn.
d) Thẳng thắn nhắc nhở và phê bình bạn khi bạn mắc khuyết điểm.
e) Bao che cho bạn khi bạn và mình cùng mắc lỗi.
f) Nhặt được đồ bị đánh rơi trả lại người bị mất


? Nêu những biểu hiện khác của tính trung thực, thật thà?



? Những người trung thực, thật thà sẽ đạt được điều gì?
- Được mọi người tin yêu, quý trọng.
? Xây dựng cam kết sống trung thực, thật thà trong học tập và trong cuộc sống
nguon VI OLET