Ngày soạn : 31/12 /
 Ngày giảng : 8/1 /

 Tuần 20.
Tiết 59: QUY TẮC CHUYỂN VẾ- LUYỆN TẬP.

I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu và vận dụng đúng tính chất: Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại; nếu a = b thì b = a; quy tắc chuyển vế.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế
- Vận dụng quy tắc chuyển vế để tìm các giá trị của x trong bài toán tìm x.
3. Thái độ: Trung thực, cẩn thận, hợp tác.
4. Năng lực – Phẩm chất:
a) Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
b) Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II.CHUẨN BỊ:
1 - GV: Hai cân đĩa, 2 quả cân 1kg và 2 nhóm đồ vật.
2 - HS : Bảng nhóm .
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động khởi động
* Tổ chức líp:
* Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong bài)
Câu hỏi:
Tính giá trị của các biểu thức sau:
A = 9 – (– 8 + 5) B = (2010 + 12) – 2010
GV: Gọi hai HS lên bảng – HS1 làm câu a) – HS 2 làm câu b)
Đáp án - biểu điểm
A = 9 – ( – 8 + 5) = 9 + 8 – 5 = 12
B = (2010 + 12) – 2010 = 2010 + 12 – 2010 = 12
GV hỏi thêm HS dưới líp: Hãy so sánh A và B?
A = B hay 9 – (– 8 + 5) = (2010 + 12) – 2010
GV: Gọi HS nhận xét, đánh giá cho điểm
*Khởi động: Từ bài toán trên, ta có A = B. Ở đây, ta đã dùng dấu “=” để chỉ sự bằng nhau của hai biểu thức A và B và khi viết A = B, ta được một đẳng thức. Mỗi đẳng thức có hai vế, biểu thức A ở bên trái dấu “=” gọi là vế trái. Biểu thức B ở bên phải dấu “=” gọi là vế phải.
Hãy cho biết vế trái và vế phải của đẳng thức sau: (chiếu lên bảng phụ)
x – 2 = - 3 b) x + 8 = (- 5) + 4
Vậy đẳng thức có tính chất gì? Từ A + B + C = D => A + B = D – C dựa vào quy tắc nào (chiếu lên bảng phụ)? Bài học hôm nay ta cùng nghiên cứu.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: 1. Tính chất của đẳng thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
- Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

GV: Yêu cầu HS đọc ?1, quan sát, thảo luận nhóm.
HS: Thảo luận nhóm, rút ra kết luận
GV: Điều chỉnh và rút ra nhận xét:



GV: giới thiệu tiếp:
Tương tự như "cân đĩa" đẳng thức cũng có hai t/c (2t/c đầu- SGK)
- Yêu cầu HS phát biểu theo ngôn ngữ toán học
GV: Giới thiệu t/c thứ 3 để HS tiện vận dụng khi giải bài toán : tìm x, biến đổi biểu thức,…
?1: Nhận xét:
+ Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời ta cho thêm 2 vật (2 lượng) như nhau vào 2 đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng.
+ Ngược lại (xem từ phải sang trái) nếu đồng thời ta lấy bớt từ 2 đĩa cân 2 vật nặng bằng nhau thì cân vẫn thăng bằng.







* Tính chất:
+ Nếu a = b thì a + c = b + c
+ Nếu a + c = b + c thì a = b
+ Nếu a = b thì b = a

Hoạt động 2: 2. Ví dụ
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết
nguon VI OLET