HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021
Ngày soạn: 20/01/2021
Ngày giảng:
CHƯƠNG IV VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
Tiết 37, 38 - Bài 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN MIỀN NAM (1954 - 1965)
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh đạt được
1. Kiến thức
Tình hình và nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Gi-ne-vo 1954.
Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nhiệm vụ chi viện cho miền Nam từ 1954-1965
Miền Nam chiến đấu chống lại các chiến lược lược chiến tranh của đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai từ 1954-1965.
2. Năng lực
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phân tích, nhận định và đánh giá tình hình nước ta sau Hiệp đinh Gio-ne-vo 1954..
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc,truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, SGV, giáo trình Lịch sử Việt Nam tập III
Tranh ảnh có liên quan đến bài học, phim tư liệu về phong trào Đồng khởi, Ấp chiến lược, cuộc đấu tranh tại các đô thị Sài Gòn.
Phiếu học tập, máy tính có kết nối với máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, vở ghi, đọc trước nội dung bài học ở nhà.
Sưu tầm tư liệu về Ngô Đình Diệm, phong trào Đồng khởi, cải cách ruộng đất...
III. Tiến trình dạy học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu
Đây là bài học đầu tiên của Chương IV, giáo viên cung cấp cho học sinh đoạn trong phim tư liệu " Cuộc chiến tranh 1000 ngày", học sinh nhớ lại một giai đoạn lịch sử anh hùng của dân tộc: Kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đồng thời kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở nội dung của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Phương thức
Giáo viên cung cấp cho học sinh đoạn phim tư liệu " Cuộc chiến tranh 1000 ngày" (trong thời gian 5 phút).
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
1. Đoạn phim tư liệu phản ánh giai đoạn nào của lịch sử dân tộc?
2. Nêu những điều em đã biết và muốn biết về giai đoạn lịch sử đó?
Học sinh hoạt động cá nhân trong khoảng 2 phút. Giáo viên yêu cầu 2 học sinh trình bày sản phẩm.
3. Gợi ý sản phẩm
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975.
- Những điều cần biết:
+ Vì sao Mĩ can thiệp vào Việt Nam.
+ Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Gi-ne-vo
+ Những thắng lợi của nhân dân hai miền Nam- Bắc.
Giáo viên lựa chọn 1 sản phẩm để kết nối bài học.
PV: Chỉ ra điểm hạn chế của Hiệp định Gionevo?
=> Học sinh suy nghĩ trả lời.
Hạn chế:
+ Hiệp định không phản ánh hết thắng lợi của ta trên chiến trường, vùng giải phóng bị thu hẹp
+ Thời gian chia cắt tại Việt Nam dài
+ mĩ không kí hiệp định.
Giáo viên thuyết trình: Theo qui định của Hiệp định Gionevo, Việt Nam tạm chia cắt thành 2 miền lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến, thời gian là 300 ngày. Nhưng trên thực tế liệu sau 300 ngày sau đắt nước ta có được thống nhất hay không? Trong thời gian đó các thế lực phản động sẽ là gì để chống phá cách mạng nước ta? Cách mạng nước ta sẽ tiếp tục diễn ra như thế nào? Những nội dung đó sẽ được là sáng tỏ trong bài 21.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Gionevo năm 1954.
1. Mục tiêu
Đặc điểm nổi bật của nước ta sau Hiệp đinh Gionevo năm 1954
Nét độc đáo của cách mạng nước ta sau Hiệp định Gionevo năm 1954.
2. Phương pháp
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I, sgk trang 157,158 và thảo luận
1. Quá trình các bên thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đã tác động như thế nào đến tình hình nước ta.
2. Nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Gio-ne-vo 1954.
Học sinh hoạt động cá nhân, sau đó giáo viên yêu cầu 1 học sinh trình bày sản phẩm, học sinh trong lớp lắng nghe và bổ sung.
nguon VI OLET