Tiết 58,59 Ngày soạn: 08/03/2021
§ 21. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET Môn học: Tin học/ lớp 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Trình bày được cách thức giao tiếp của máy tính qua TCP/ IP. - Trình bày được sự khác biệt giữa giao thức TCP và giao thức IP. - Nhận biết được các địa chỉ IP. 2. Về năng lực:
2.1: Năng lực chung:Nănglựctựhọc,Nănglựchợptác,Nănglựcgiảiquyết vấn đề, Năng lực CNTT.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức đúng đắn vấn đề bản quyền trên mạng, từ đó có ý thức về cách sử dụng mạng vào mục đích trong học tập.
- Học tập, vui chơi lành mạnh, sử dụng Internet một cách hiệu quả và không chia sẻ những điều tối kỵ lên mạng xã hội. - Nhận thức được vấn đề bản quyền trên mạng.
3. Về phẩm chất:
- Giúphọcsinhrènluyệnbảnthânpháttriểncácphẩmchấttốtđẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Học sinh nghiêm túc học tập, tích cực phát huy tinh thần sáng tạo, ham học hỏi.
- Tạo niềm say mê, tìm tòi học hỏi, tính kiên nhẫn,tự kiểm tra đánh giá.
- Phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo, logic của học sinh.
- Tích cực chủ động tham gia làm việc nhóm; tự tin trình bày các vấn đề trước đám đông
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, kiến thức đã đọc trước về mạng INTERNET; Đọc trước bài 21 “Mạng thông tin toàn cầu Internet” SGK/ 141 và đọc thêm “Sự hình thành và phát triển Internet” SGK/ 164.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ(9’):
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
ĐIỂM

CH1: Phân loại mạng máy tính?
( Phân loại theo môi trường truyền thông:
Có nhiều cách phân loại như theo góc độ địa lí, theo chức năng hay theo phương tiện truyền thông.
(Phân loại theo góc độ phân bố địa lí:
– Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network) là mạng kết nối nhỏ, các máy tính ở gần nhau, chẳng hạn trong một phòng, một toà nhà, một cơ quan, một trường học …
– Mạng diện rộng (WAN – Wide Area NetWord): kết nối các máy tính ở khoảng cách lớn. Thường liên kết giữa các mạng cục bộ.
– Mạng toàn cầu Internet: kết nối giữa các mạng với nhau trên phạm vi toàn cầu.
5 điểm

CH2 : Thế nào là giao thức? làm thế nào để các máy tính giao tiếp được với nhau?
- Giao thức truyền thông là bộ các quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu
- Để các máy tính trong mạng giao tiếp với nhau cần phải có bộ giao thức truyền thông TCP/IP là bộ giao thức được phổ biến hiện nay. Bộ này bắt buộc các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải tuân theo để cho mạng hoạt động tốt. TCP/IP lịnh nghĩa các luật kết nối - truyền thông, là “ngôn ngữ chung” để các hệ máy tính thác nhau, các thiết bị kết nối... có thể trao đổi liên lạc với nhau.
5 điểm

3. Bài mới:
3. 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5`)
a. Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của mạng internet trong xã hội ngày nay.
b.Nộidung:HS nắm được nhu cầu trao đổi và xử lý, tryền thông tin của mạng internet;
c.Sảnphẩm:Lấyđượccácvídụvềứngdụngcủamạng internet trongxãhộingày nay.
d. Tổ chức hoạt động:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GVđặt câu hỏi:Làm thế nào để từ mạng nhỏ, người ta kết nối thành mạng rộng lớn internet?
- HS trả lời
- GV đưa ra gợi ý: Trong lớp chúng ta chắc em nào cũng từng đã sử dụng mạng xã hội như facebook, zalo. . . để nhắn tin gọi điện cho bạn bè người thân đúng không? Vậy các em có bao giờ thắc mắc là tại sao, mình ngồi ở nhà mà có thể nói chuyện với một bạn ở nơi xa khác, thậm chí là nói chuyện với bạn ở nước ngoài không? Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta cùng đến với mộtđoạn video có những ứng dụng vượt trội của mạng máy tính và một số dịch
nguon VI OLET