Ngày soạn: 30/12/2019.

TUẦN 20-21
CHƯƠNG II: NỬA MẶT PHẲNG. GÓC. ĐƯỜNG TRÒN. TAM GIÁC
TIẾT 15, 16. NỬA MẶT PHẲNG. GÓC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết các khái niệm: Nửa mặt phẳng, 2 nửa mặt phẳng đối nhau; góc, góc bẹt; tia nằm giữa 2 tia, điểm nằm trong góc.
2. Kĩ năng:
Biết cách: Vẽ hình biểu diễn của mặt phẳng, nửa mặt phẳng. Biết đọc tên góc, đặt tên góc, sử dụng được kí hiệu góc.
Nhận biết và vẽ được tia nằm giữa hai tia.
3. Thái độ: Tích cực, hợp tác tham gia hoạt động học.
* Năng lực và phẩm chất:
- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy lôgic, NL tính toán, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về nửa mặt phẳng, góc, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán, …
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phương tiện: KHBH, SHD học, thước thẳng, com pa, phấn màu, bảng phụ.
- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, thực hành - luyện tập, nhóm, nêu và gq vấn đề,...
- KTDH: KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v.
2. Học sinh: Vở, SHD học, thước thẳng, com pa, bảng nhóm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Tiết 15. (HĐ KĐ và HTKT)
Ngày dạy: 09/01/2020
1. Tổ chức lớp: Sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ
2. KTBC: GV giới thiệu nội dung chương II
3. Bài mới:

Nội dung, PT tổ chức các hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến TH

A.B- HĐ khởi động và hình thành kiến thức
*Mục tiêu:
- Tạo hứng thú học tập.
- Biết các khái niệm: Nửa mặt phẳng, 2 nửa mặt phẳng đối nhau; góc, góc bẹt; tia nằm giữa 2 tia, điểm nằm trong góc.
- Biết cách: Vẽ hình biểu diễn của mặt phẳng, nửa mặt phẳng. Biết đọc tên góc, đặt tên góc, sử dụng được kí hiệu góc.
Nhận biết và vẽ được tia nằm giữa hai tia.
*Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Dạy học hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp, luyện tập- thực hành, dh phát hiện và gq vấn đề,...
- KTDH: KT khăn trải bàn, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao nhiệm vụ.


* ND: Tìm hiểu mục A.B.1/SHD
* PT t/c hđ:
Yêu cầu hs đọc phần 1a,b sau đó trả lời các câu hỏi sau vào bảng nhóm:
?Lấy ví dụ thực tế về hình ảnh của mặt phẳng?
? Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a?
? Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau?
Gv quan sát trợ giúp các nhóm nếu cần thiết
Sau thời gian 7 phút, giáo viên yêu cầu 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung nếu có.
Gv chốt lại kt và yêu cầu hs vẽ nửa mặt phẳng bờ a vào vở
- GV y/c hs qs hình 17 và trả lời tại chỗ:
? Trên hình vẽ có mấy nửa mặt phẳng, gọi tên, gọi các tên khác của chúng?
? Kể tên các điểm nằm cùng phía, khác phía đối với đường thẳng a?
? Hai mặt phẳng trên có là hai mặt phẳng đối nhau không? Tại sao?
- HS thảo luận cặp đôi phần c và báo cáo.
Qua đó gv rút ra nhận xét về đoạn thẳng có hai đầu mút nằm khác phía, cùng phía với đường thẳng a.
1. Nửa mặt phẳng bờ a
a) Quan sát, nhận xét
Ví dụ:
- MP: Mặt bảng, trang giấy là h/a của mp
- Nửa mp: Dùng kéo cắt đôi trang giấy ta được hai nửa mặt phẳng.

b) Kết luận (SGK)
- Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a.
- Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau.
- Bất kì đường thẳng nào cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.
*) Cách gọi tên nmp: SHD trang 70



nguon VI OLET