Ngày soạn: 12/01/2019

 

Tiết 19 – Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (T1)

 

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

-Nêu được thế nào là mục đích học tập của học sinh; Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai.

-Nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn.

 2.Kĩ năng: -Biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện được mục đích đó. Biết xây dựng kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý, biết hợp tác trong học tập.

3.Thái độ:

- GDHS có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+Năng lực tự học;

+Năng lực giải quyết vấn đề;

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực thu thập, xử lí thông tin;

- Phẩm chất:

+Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước;

+Nghĩa vụ công dân.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV HS:

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, nh chụp bốn mục tiêu giáo dục của UNESCO....

2. Học sinh:

- Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi SGK;

- Dụng cụ học tập...

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

HS vắng

6B

 

 

 

6C

 

 

 

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

3. Bài mới:

-GV: Đặt câu hỏi: Các em đến trường là để làm gì ?

-HS trả lời: Em đến trường học tập.

-GV: Tiếp tục đặt câu hỏi: Ở trường các em học được những gì ?

-HS trả lời: Học các môn học theo quy định, tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, rèn luyện các phẩm chất đạo đức.

1

 


? Vậy việc học tập của học sinh nhằm mục đích gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

 

 

-GV mời một HS đọc diễn cảm truyện.

HS khác chú ý theo dõi, lắng nghe.

 

Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm.Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, 1 thư kí.Thời gian thảo luận 3p. Các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

-Nhóm 1: Vì sao bạn Tú đoạt được giải nhì thi toán quốc tế?

-Nhóm 2: Tú đã ước mơ gì? Để đạt được ước mơ Tú đã suy nghĩ và hành động như thế nào?

-Nhóm 3: Em học tập được ở bạn Tú những gì?

Bước 2: HS thảo luận theo nhóm.

Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe,

nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét kết quả thảo luận của từng nhóm. Sau đó khái quát, chốt kiến thức.             

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Qua câu chuyện của Tú,các em rút ra bài học gì?

 

 

 

 

 

I.Truyện đọc: Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.

1.Đọc truyện:

 

2.Nhận xét:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bạn đã say mê, kiên trì, vượt khó trong học tập:

+ Bạn tự học, mỗi bài toán tìm nhiều cách giải khác nhau.

+ Say mê học tiếng anh, sưu tầm bài toán bằng tiếng anh để giải.

 

- Trở thành nhà nghiên cứu toán học.

 

- Em học tập ở bạn Tú:

+Sống có ước mơ, hoài bão.

+ Sự say mê, kiên trì trong học tập

+ Tìm tòi, tự giác học tập.

+ Xác định được mục đích học tập đúng đắn.

 

3.Kết luận:

       Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch để mục đích trở thành hiện thực.

II. Nội dung bài học:

1. Mục đích học tập của học sinh

1

 


 

- GV: HS thảo luận theo chủ đề mục đích học tập đúng nhất là gì? Nội dung thảo luận như sau:

Điền dấu x vào ô trống tương ứng với những động cơ học tập mà em cho là hợp lý:

1. Học tập vì bố mẹ

2. Học tập vì tương lai của bản thân

3. Học tập để khỏi thua kém bạn bè

4. Học tập để có khả năng tự lập cuộc sống sau này.

5. Học tập để có khả năng xây dựng quê hương đất nước

6. Học tập để làm vui lòng thầy cô giáo.

7. Học tập để trở thành người có văn hóa, hòa nhập vào cuộc sống hiện đại

8. Học tập để trở thành con người sáng tạo, lao động có kĩ thuật.

- Lựa chọn ý kiến HS trả lời đúng. Những động cơ học tập hợp lý là: 2 4, 5, 7, 8.

 

-GV: Tiếp tục nêu câu hỏi cho HS thảo luận.

-Từ bài tập trên, em hãy cho biết mục đích học tập của học sinh là gì ?

 

 

 

 

 

 

 

- Nêu ước mơ của bản thân em ?

HS: Tự liên hệ bản thân để nói lên ước mơ của mình:

+ Học giỏi trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người.

+ Học giỏi để thành giáo viên dạy học cho các em học sinh ...

 

- Em hiểu thế nào là mục đích học tập đúng đắn?

 

 

-Phân biệt mục đích học tập đúng và mục đích học tập chưa đúng đắn?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt.

- Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để lập nghiệp góp phần xây dng quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc XHCN.

 

 

 

 

 

 

 

* Mục đích học tập đúng đắn:

- Mục đích học tập đúng đắn là không chỉ học vì tương lai của bản thân mà phải học tập vì tương lai của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước.

 

 

1

 


GV: Yêu cầu hs kể một số tấm gương xác định mục đích học tập đúng đắn?

- Lấy ví dụ về mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai ?

- Mục đích học tập đúng:

+ Học tập để có kiến thức.

+ Học để phục vu bản thân.

+ Học để phục vu xã hội.

+ Học tập để trở thành người phát triển toàn diện.

- Mục đích học tập sai :

+ Học vì điểm

+ Học vì tiền bạc

+ Học vì danh lợi

- GV: Mục đích học tập đúng cần phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình và xã hội. Không vì cá nhân mà tách rời tập thể và xã hội.

+ Mục đích cá nhân : Vì tương lai của mình, vì danh dự bản thân... Thể hiện sự kính trọng của mình với cha mẹ, thầy cô và tương lai sẽ có cuộc sống hạnh phúc

+ Mục đích vì gia đình: Mang lai danh dự cho gia đình và niềm tự hào cho dong họ, là con ngoan, có hiếu, có ích cho gia đình... không phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ.

+ Mục đích xã hội: Góp phần làm giàu chính đáng cho quê hương, đất nước , bảo vệ tổ quốc XHCN. Phát huy truyền thống mang lại danh dự cho nhà trường.

GV:  Muốn đạt được ước mơ của mình, các em phải cố gắng, nỗ lực phấn đấu, say mê, kiên trì học tập, tích luỹ thêm kiến thức, trau dồi đạo đức. Có như vậy, các em mới trở thành các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, bác sĩ, kĩ sư … như các em mơ ước.

GV: Treo nh chụp bốn mục tiêu giáo dục của UNESCO.

HS quan sát.

GV giới thiệu:

Với thông điệp: “Học tập – một kho báu tiềm ẩn” là nhan đề Báo cáo của Hội đồng Giáo dục thuộc UNESCO nói về “Giáo

dục thế kỷ XXI” đề ra từ năm 1997. Hội đồng này có 15 thành viên đến từ 15 nước trên thế giới, do ông J.Delors nguyên Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (1985 – 1995) làm Chủ tịch. Báo cáo này đã khẳng định vai trò cơ bản của giáo dục trong sự phát triển của xã hội và của mỗi cá nhân. Nhấn mạnh học tập suốt đời như là một chìa khóa để mỗi cá nhân thích ứng với những thách thức của thế kỷ XXI.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


- Quan sát ảnh chụp, HS chỉ rõ bốn mục tiêu giáo dục của UNESCO?

- HS trả lời.

-GV nhận xét, chốt: Bốn mục tiêu giáo dục của UNESCO:

+Học để biết.

+Học để làm.

+Học để chung sống.

+Học để tự khắng định mình.

Bốn mục tiêu giáo dục của UNESCO thể hiện rất rõ mục đích học tập của HS.

 

 

- Yêu cầu học sinh đọc và thực hiện bài tập a.

HS làm bài tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Bài tập

Bài tập a:

- Đồng ý: 2.

- Không đồng ý: 1, 3, 4.

Vì tương lai của mỗi con người đều gắn với gia đình, quê hương  và đất nước nên mục đích đúng đắn nhất là góp phần xây dựng gia đình, quê hương, đất nước.

Còn những mục đích kia cũng đúng nhưng còn mang tính cá nhân, ích kỉ hẹp hòi.

4.Củng cố:

- GV hệ thống lại nội dung tiết 1 của bài.

- HS liên hệ bản thân về mục đích học tập của mình.

5.Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, xem trước các bài tập b,c,đ/SGK.

- Sưu tầm tấm gương về mục đích học tập đúng đắn.

- Chuẩn bị nội dung tiết 2 của bài.

                                                             

                                                                     Ngày 14 tháng 01 năm 2019

                                                                        Nhận xét, kí duyệt

 

 

 

 

 

1

 


Ngày soạn: 19/ 01/2019

 

      Tiết 20 - Bài 11:          MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ( T2)

 

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

-Nêu được thế nào là mục đích học tập của học sinh; Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai.

-Nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn.

 2.Kĩ năng: -Biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện được mục đích đó. Biết xây dựng kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý, biết hợp tác trong học tập.

3.Thái độ:

- GDHS có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+Năng lực tự học;

+Năng lực giải quyết vấn đề;

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực thu thập, xử lí thông tin;

- Phẩm chất:

+Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước;

+Nghĩa vụ công dân.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV HS:

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án...

2. Học sinh:

- Đọc và tìm hiểu trước các bài tập trong SGK;

- Dụng cụ học tập...

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

HS vắng

6B

 

 

 

6C

 

 

 

2. Kiểm tra bài cũ:

  * Câu hỏi:   - Mục đích học tập của học sinh là gì? 

                       - Liên hệ mục đích học tập của em?

3. Bài mới:

     Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu khái niệm thế nào mục đích học tập của học sinh,  vậy quyền lợi, nghĩa vụ và ý nghĩa của học tập  như thế  nào chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung ngày hôm nay.

1

 


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

 

- Yêu cầu học sinh nhắc lại mục đích học tập tr­ước mắt.

 

Bước 1: GV đặt câu hỏi: Theo em, để đạt được mục đích đặt ra, cần học tập như thế nào?

Bước 2: HS lắng nghe, suy nghĩ.

Bước 3: HS trả lời, HS khác nhận xét.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

-Yêu cầu học sinh tìm những tấm gương vượt khó trong học tập?

-HS:Những tấm g­ương v­ượt khó trong học tập: Nguyễn Ngọc Ký, Cấn Thuỳ Linh,…

-Nhiệm vụ của học sinh là gì?

-HS trả lờI.GV nhận xét, chốt KT:

 

 

-GV yêu cầu HS đọc, làm bài tập b,c.

-HS suy nghĩ làm bài.

-GV gọi 2-3 HS báo cáo; yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung.

-GV nhận xét, chốt kiến thức.

II. Nội dung bài học (Tiếp)

1. Mục đích học tập của học sinh

 

2.Ý nghĩa:

 

 

 

 

 

 

- Xây dựng mục đích học đúng đắn giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn lên trong học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc sống.

3.Nhiệm vụ của học sinh

 

 

 

 

 

 

- Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách

III. Bài tập:

Bài tập b:

     Đánh dấu X vào hành vi: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

Bài tập c:

    Cho học sinh tự nhận xét xem mình đã thực hiện đ­ược điều nào thì đánh dấu X vào hành vi đó.

4. Củng cố:

- Giáo viên hệ thống nội dung bài học.

- Giáo viên nhận xét giờ học.  

5.Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, làm bài tập đ SGK.

- Đọc và chuẩn bị bài: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

 

                                                                     Ngày 21 tháng 01 năm 2019

                                                                        Nhận xét, kí duyệt

 

 

 

1

 


Ngày soạn: 26/01/2019

 

 Tiết 21 Bài 12:      CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM

                                                                           ( T1)

 

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

-Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.

-Nêu được ý nghĩa Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.

2.Kĩ năng:

-Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè.

-Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân.

3.Thái độ

-GDHS có ý thức tìm hiểu về quyền trẻ em, thấy tự hào là tương lai của dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+Năng lực giải quyết vấn đề;

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực thu thập, xử lí thông tin;

- Phẩm chất:

+Yêu trẻ em; Phê phán hành vi xâm phạm tới quyền trẻ em.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV HS:

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án...

2. Học sinh:

- Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi SGK;

- Dụng cụ học tập...

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

HS vắng

6B

 

 

 

6C

 

 

 

2. Kiểm tra bài cũ:

  * Câu hỏi:

- Mục đích học tập đúng đắn có ý nghĩa ntn?

- Học sinh phải có trách nhiệm học tập như thế nào để đạt mục đích đã đặt ra?

3. Bài mới:

- GV giới thiệu một vài hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- GV dẫn dắt HS vào nội dung bài.

 

1

 


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

 

 

- GV mời HS đọc truyện.

- 1HS đọc truyện, HS khác lắng nghe.

 

Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm.Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, 1 thư kí.Thời gian thảo luận 3p. Các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

-Nhóm 1: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào?

-Nhóm 2: Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng trẻ em SOS?

-Nhóm 3: Hãy kể tên những tổ chức chăm sóc giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biết?

Bước 2: HS thảo luận theo nhóm.

Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe,

nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét kết quả thảo luận của từng nhóm. Sau đó khái quát, chốt kiến thức.             

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Em hãy kể những quyền mà trẻ em được hưởng ?

- Em có suy nghĩ gì khi được hưởng các quyền đó?

- HS: Trả lời

- GV: Nhận xét, đánh giá.

 

I. Truyện đọc “Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội

1. Đọc truyện:

 

2. Nhận xét:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội:

+Nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh chưng.

+Tết rất vui, mua sắm đủ thứ, đầy đủ nghi lễ.

+ Đêm giao thừa quây quần bên ti vi đón năm mới, chúc nhau sức khoẻ, hò hát vui vẻ.

* Nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng trẻ em SOS:

- Vui vẻ, đầy đủ, đầm ấm, hạnh phúc.

*Tên những tổ chức chăm sóc giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi:

- Qũy nhi đồng LHQ,Làng trẻ em SOS, trường nuôi day trẻ khuyết tật, qũy bảo trợ trẻ em VN, lớp học tình thương...

 

-Những quyền mà trẻ em được hưởng:

Trẻ em được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, yêu thương, được bảo vệ, học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động VH, TDTT. Được tham gia bày tỏ ý kiến của mình.

1

 


- Qua tìm hiểu câu chuyện, theo em để trẻ em được phát triển toàn diện, trẻ em cần được tạo điều kiện ntn?

 

 

 

- GV giới thiệu sơ qua về công ước LHQ về quyền trẻ em: Công ước LHQ là luật Quốc tế về quyền trẻ em. Các nước tham gia công ước phải đảm bảo mức cố gắng cao nhất để thực hiện các quyền trẻ em ghi trong công ước.
- VN là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ 2 trên TG tham gia công ước, đồng thời ban hành luật để bảo vệ việc thực hiện quyền trẻ em ở VN. VN kí và phê chuẩn ngày 20/ 02/ 1990.

+ Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em được ra đời.

+ Năm 1990 VN kí và phê chuẩn công ước.

+ Năm 1991 VN ban hành luật bảo vệ,  chăm sóc và gd trẻ em.

- Tại sao cộng đồng quốc tế lại quan tâm nhiều đến quyền trẻ em?

- HS: Trẻ em là tương lai của DT và toàn nhân loại.

- Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em gồm có mấy nhóm quyền?

 

 

 

 

- Nêu nội dung nhóm quyền sống còn ?

 

 

- Nêu nội dung nhóm quyền bảo vệ?

 

 

 

 

 

 

- Nêu nội dung nhóm quyền phát triển?

 

 

 

3. Kết luận: Trẻ em cần được đảm bảo quyền lợi của mình, được xã hội tạo điều kiện để phát triển toàn diện.

II. Nội dung bài học:

1. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

-Gồm 4 nhóm quyền :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm quyền sống còn.

+ Nhóm quyền bảo vệ.

+ Nhóm quyền phát triển.

+ Nhóm quyền tham gia.

 

- Nhóm quyền sống còn:

+ Là quyền được sống và đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại như nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ...

 

- Nhóm quyền bảo vệ:

+ Là quyền bảo vệ trẻ em khỏi những hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bóc lột, xâm hại.

 

- Nhóm quyền phát triển:

+  Là đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật...

1

 


 

 

- Nêu nội dung nhóm quyền tham gia?

 

 

 

 

 

- GV: Theo dõi, đánh giá.

- HS: Hoàn thành vào vở ghi.

- GV: Công ước LHQ là luật Quốc tế về quyền trẻ em. Các nước tham gia công ước phải đảm bảo mức cố gắng cao nhất để thực hiện các quyền trẻ em ghi trong công ước.

 

- Nhóm quyền tham gia:

+ Quyền tham gia vào công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

4.Củng cố:

- GV hệ thống lại nội dung tiết 1 của bài .

- HS nhắc lại tên bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em? Nêu ND nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ?

- GV đọc truyện “Vào tù vì ngược đãi trẻ em” cho HS nghe. (Sách BT tình huống trang 7, 8).

- Bà Thành đã có hành vi ntn với Tuấn và đã vi phạm quyền gì của trẻ em?

- Vu oan cho Tuấn, xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm trẻ em -> Vi phạm vào nhóm quyền bảo vệ.

? Bà Thành đã bị PL xử lí ntn?

- Bị tuyên phạt 6 tháng tù giam.

5.Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, đọc và tìm hiểu tiếp bài tiết 2, xem trước các bài tập.

 

                                              Ngày 28 tháng 01 năm 2019

                                                                        Nhận xét, kí duyệt

 

 

 

 

 

Ngày soạn: 09/ 02/2019

 

 Tiết 22 Bài 12:    CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM ( T2 )

 

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

-Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.

-Nêu được ý nghĩa Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.

2.Kĩ năng:

1

 

nguon VI OLET