Trường THCS Thị Trấn                                                                   Năm học 2016-2017

Tháng 10

Tuần 8

Ngày dạy: 22/10/2016

TÌM HIỂU NĂNG LỰC BẢN THÂN

VÀ TRUYỀN THỐNG NGHỀ NGHIỆP CỦA

GIA ĐÌNH

 

1. Mục tiêu:

    1.1. Kiến thức:

        - HS hiểu được năng lực là gì?

     - X ác định được năng lực của bản thân trong học tập và lao động cùng với đặc điểm truyền thống nghề nghiệp gia đình.

 1.2. Kĩ năng:

         - Biết liên hệ với những yêu cầu của nghề mà mình yêu thích để quyết định chọn lựa , tự  đánh giá năng lực bản thân

         - Phân tích đặc điểm nghề truyền thống gia đình

 1.3 Thái độ:

    a)Thói quen:

       Chọn nghề truyền thống phù hợp với nghề định chọn .

   b)Tính cách:

    Có lòng tự tin vào bản thân trong việc chọn nghề.

2.Nội dung học tập:

- Năng lực là gì

- Nghề truyền thống gia đình với việc chọn nghề:

- Nghề truyền thống gia đình với việc chọn nghề:

3.  Chuẩn bị:

  3. 1 Giáo viên:

        - Tim hiểu những tư liệu về gương những người có năng lực trong lao động và học tập

        - Nghiên cứu và sưu tầm các trắc nghiệm đã có và các trắc nghiệm khác để HS tự kiểm tra.

   3. 2 Học sinh:

        Tìm hiểu qua sách …những VD để minh họa các trường hợp người có năng lực hoặc không có năng lực phù hợp với nghề sẽ dẫn đến những hậu quả nào ?

4.Tổ chức các hoạt động học tập:

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (1’):

9A3: ……………………….

4.2.  Kiểm tra miệng:

4. 3. Tiến trình bài học :

Hoạt động của GV và HS

Nội  dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu năng lực là gì? (8’)

GV giới thiệu

- GV phân tích và tóm tắt bằng định nghĩa

 

- Đề nghị mỗi nhóm nêu lên những trường hợp: người có năng lực trong lao động , trong học tập, …kết quả thành đạt ./

 

-Từ định nghĩa năng lực, mở rộng ý về tài năng ( nhân tài thiên tài )

Thiên tài của Việt Nam: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh , . . .

Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp tự xác định năng lực bản thân để hiểu được mức độ phù hợp nghề (18’)

   Đưa đề tài cho lớp thảo luận :

   Muốn trở thành một thợ may giỏi , cần có những điều kiện nào ?

.- Thảo luận  nhóm  ( 10phút ) – Đại diện nhóm trình bày hoặc ghi tên bảng phụ .

- Các tổ nhận xét     kết luận chung  ghi vào vở .

 

 

Hoạt động 3:Tìm hiểunghề truyền thống gia đình với việc chọn nghề (10’)

 

  - Nêu một số VD:

   + Người có mơ ước thành bác sĩ nhưng sợ máu vị bác sĩ này phải cố gắng quen dần với hiện tượng chảy máu của các bệnh nhân tạo nên sự phù hợp nghề nghiệp .

  + Người hành nghề tài xế, nhưng hay chóng mặt, nôn mửa khi lên xe phải tập thể dục , thể thao hàng ngày , chơi môn nhào lộn phù hợp vớí nghề lái xe.

- Nêu một số g/ đình ở địa phương còn giữ nghề truyền thống g/đình như ;

     + Nghề dạy học .

     + Nghề làm mộc.

     + Nghề vẽ tranh thờ.

        .. . . . .. . .. . . . . . . .. .  ..

- Nghề truyền thống tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc:dệt thổ cẩm, khắc gỗ,...

I) Năng lực là gì?

    Năng lực là sự tương ứng giữa mộtbên là những đặc điểm tâm sinh lí của một con người với một bên là những yêu cầu của hoạt động đối với con người đó. Sự tương xứng ấy là điiều kiện để con người hoàn thành công việc mà hoạt động phải thực hiện

 

 

 

 

 

II) Phương pháp tự xác định năng lực bản thân để hiểu được mức độ phù hợp nghề:
  Có nhiều phương pháp xác định

     + Dùng phương tiện đo đạc.

     + Dùng phương pháp trắc nghiệm

- Thực hành trắc nghiệm 1( tr.63 / SGK)

- Mõi HS trả lời bằng cách tự cho điểm trong phiếu.

- Cộng điểm theo bảng kẻ sẵn.

-  Thực hành trắc nghiệm II  ( theo nhóm )

III) Nghề truyền thống gia đình với việc chọn nghề:

      Một số nghề được gia đình phát triển từ đời này sang đời khác.

      Trong việc chọn nghề, con người có quyền tự do theo đuổi một nghề nào đó, nhưng nếu họ có khả năng phát triển nghề truyền thống gia đình thì nên vận động họ nối tiếp nghề của cha ông.

 

4.4 Tổng kết (5’):

 Học sinh viết bài thu hoạch với các câu hỏi sau:

1) Cho ví dụ những con người có năng lực cao trong hoạt động lao động sản xuất.

2) Hãy kể một số nghề truyền thống mà em biết ?

4.5 . Hướng dẫn học tập (3’) :

  a)Đối vi bài học ở tiết học này:

      - Phương pháp tự xác định năng lực bản thân để hiểu được mức độ phù hợp nghề

  b)Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :

      - Tìm hiểu các nghề xung quanh chúng ta và phân loại nghề

5. Phụ lục :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Nguyễn Thị Hoa

 

nguon VI OLET