Ngày soạn:
Ngày dạy

Chương I: CƠ HỌC
Tuần 1 – Bài 1+2 - Tiết 1
ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đo độ dài bằng thước. Thước thường dùng là thước thẳng, thước dây…
+ GHĐ của thước: Là giá trị lớn nhất ghi trên thước.
+ ĐCNN: Là giá trị tương ứng của hai vạch liền kề (một khoảng) trên thước.
- Cách đo độ dài của một vật: 
      + Ước lượng độ dài của vật cần đo.
      +  Chọn thước đo.(GHĐ và ĐCNN phù hợp).
      + Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
      + Đọc, ghi kết quả.
2. Năng lực:
Quan sát và đọc được, viết được các kết quả TN. Viết được, đọc được các vấn đề cần giải quyết (các kết luận), biết đo được chiều dài của các vật:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài. Xác định được độ dài trong một số dụng cụ thường gặp.
- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo, đo độ dài trong một số tình huống thông thường, biết tính giá trị trung bình các kết quả đo,
- Củng cố các mục ước lượng độ dài cần đo, chọn thước thích hợp, xác định GHĐ và ĐCNN.
- Biết đặt thước đúng, biết đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đo đúng.
- Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
3. Phẩm chất:
Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
+ Say mê học tập bộ môn.
+ Trung thực trong các phép đo, trong việc báo cáo các kết quả.
+Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc giải quyết các vấn đề, tình huống học tập.
+ Có trách nhiệm với các suy nghĩ và hành động của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
a. Thiết bị :
+ Thước thẳng hoặc thước dây, thước học sinh (có cùng ĐCNN).
+ Thước kẹp.
+ Các bảng ghi sẵn các nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện ở các hoạt động.
+ Các bảng kết quả TN.
b. Học liệu:
Sách GK, STK, mạng xã hội, tranh ảnh, Video….có các nội dung kiến thức liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập: Tạo tình huống đo độ dài
a) Mục tiêu: Tạo tình huống để học sinh phát hiện vấn đề.
- Tại sao với cùng một sợi dây mà đo chiều dài lại có sự khác nhau
- Vậy cách đo có gì khác nhau mà lại cho ra hai kết quả như thế?
- Vậy phải đo chiều dài bằng dụng cụ gì để cho kết quả chính xác?
b) Nội dung hoạt động:
- Có một đoạn dây dài khoảng hai mét. Hai em dùng gang tay đo và cho biết độ dài đoạn dây là bao nhiêu?
- Hs báo cáo kết quả đo được.
- So sánh kết quả của các bạn ( nhóm) khác? Tại sao cùng một sợi dây mà lại có hai kết quả độ dài như vậy?Vậy để khỏi tranh cải về kết quả thì ta cần phải thống nhất làm như thế nào?Đo độ dài bằng dụng cụ gì?
- Hs so sánh được các kết quả đo khác nhau từ đó đặt ra câu hỏi.
+ Tại sao với cùng một đoạn dây mà kết quả đo lại khác nhau.
+ Vậy để đo chính xác kết quả thì cần dụng cụ gì?
+ Cách đo như thế nào thì cho kết quả chính xác.
c) Sản phẩm học tập:
Các câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức hoạt động:
- GV đưa cho học sinh bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đo độ dài sợi dây.
- Gv quan sát, theo dõi và hướng dẫn khi học sinh chưa rõ.
- GV: đánh giá lại hoạt động của học sinh và chốt lại vấn đề dặt ra để vào nội dung bài học
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1
a) Mục tiêu:
nguon VI OLET