Trường THPT Thừa Lưu                                  Giáo án GDCD 12

 

Tiết PPCT: 01         Ngày soạn: 16/08/2013        Ngày dạy:

Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

 

BÀI 1 : PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học : 

1. Về kiến thức:

- Giúp cho học sinh nắm được pháp luật là gì? Và so sánh được giữa pháp luật với đạo đức.

- Giúp cho học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của pháp luật.

2. Về kĩ năng:

- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật

3. Về thái độ:

- Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

-  Kĩ năng hợp tác

- Kĩ năng giải quyết vấn đề

- Kĩ năng tư duy phê phán

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Phương pháp thảo luận lớp

- Phương pháp động não

- Phương pháp thảo luận nhóm

IV. Phương tiện dạy học:

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa

V. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS

3. Bài mới

Theo em một xã hội mà không có pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thì điều gì sẽ xảy ra? Vậy pháp luật là gì? pháp luật có vai trò gì đối với đời sống xã hội. Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cơ bản

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm pháp luật GV đặt vấn đề:

GV đưa ra một số câu hỏi:

GV đặt câu hỏi:

1. Em hãy kể tên một số luật mà em biết? Những luật đó do cơ quan nào ban hành? 

2. Việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì?  

1. Khái niệm pháp luật:

 

 

a. Pháp luật là gì ?

 

 

 

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan


Trường THPT Thừa Lưu                                  Giáo án GDCD 12

 

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cơ bản

3. Nếu không có pháp luật thì sẽ xa hội sẽ như thế nào?                     

HS: Thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm trình bày.

GV nhận xét và kết luận:

GV giảng: Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về: Những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm…

GV: Vậy pháp luật là gì?

HS trả lời:

GVKL và ghi bảng:

Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc trưng của pháp luật

GV: Theo em pháp luật có những đặc trưng gì?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GVKL: Pháp luật có 3 đăc trưng

GV: Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật? Lấy ví dụ minh hoạ?                                 

HS trả lời.

GV giảng: Tính quy phạm: những nguyên tắc, khuôn mẫu, quy tắc xử sự chung.

GV: Tại sao nói, pháp luật có tính quy phạm phổ biến?

HS trả lời.

GV: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu, được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội. 

GV hỏi: Tại sao PL mang tính quyền lực, bắt buộc chung? Lấy ví dụ minh hoạ.                                   

HS trả lời: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu...

GV: Em có thể phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với đạo đức?                                    

HS trả lời: Pháp luật mang tính bắt buộc, đạo đức thì không.

GV: Việc tuân theo quy phạm đạo đức chủ yếu dựa vào tính tự giác của mọi người, ai vi phạm thì bị dư luận xã hội phê phán.

 

 

 

Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

 

 

 

 

 

b. Các đặc trưng của pháp luật

 

 

 

 

 

 

 

Tính quy phạm phổ biến:

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu, được áp dụng nhiều lần, ở mội nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

 

 

 

 

 

Tính quyền lực, bắt buộc chung:

 

 

- Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện

- Bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức

- Bất kì ai vi phạm đều bị xử lí theo quy định của pháp luật

 

 

 

Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt  hình thức:

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan


Trường THPT Thừa Lưu                                  Giáo án GDCD 12

 

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cơ bản

GV: Vậy tính quyền lực bắt buộc của pháp luật thể hiện như thế nào?

HS trả lời:

GV: tại sao nói pháp luật phải có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức? Cho ví dụ

HS trả lời

 

GV: Điều 64 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 khẳng định “Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”

GVKL và chuyển ý:

 

 

- Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật         

- Thẩm quyền ban hành pháp luật được quy định trong Hiến pháp và Luật

- Các văn bản quy phạm pháp luật nằm trong một hệ thống thống nhất        

 

4. Củng cố: Giải quyết các bài tập sau:

Bài tập 1: Khoanh tròn đáp án đúng

1. Pháp luật được hình thành trên cơ sở nào?

 a. Quan điểm kinh tế

 b. Quan niệm, chuẩn mực đạo đức của xã hội

 c. Quan hệ kinh tế

 d. Quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền

2. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ điều gì?

a. Lợi ích kinh tế của mình

  b. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình

 c. Quyền và nghĩa vụ của mình

 d. Các quyền của mình

Bài tập 2: Theo em, nội quy của nhà trường và điều lệ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy pham pháp luật không? Vì sao?

5. Dặn dò về nhà:

 - Về nhà học bài và làm bài tập 1 và 2 SGK trang 14

 - Soạn nội dung tiếp theo của bài

 - Tìm hiểu nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan


Trường THPT Thừa Lưu                                  Giáo án GDCD 12

 

Tiết PPCT: 02         Ngày soạn: 23/08/2013         Ngày dạy:

Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

                                                      

BÀI 1 : PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học : 

1. Về kiến thức:

- Giúp cho học sinh nắm được pháp luật là gì? Và so sánh được giữa pháp luật với đạo đức.

- Giúp cho học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của pháp luật.

2. Về kĩ năng:

- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật

3. Về thái độ:

- Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

-  Kĩ năng hợp tác

- Kĩ năng giải quyết vấn đề

- Kĩ năng tư duy phê phán

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Phương pháp thảo luận lớp

- Phương pháp động não

- Phương pháp thảo luận nhóm

III. Phương tiện dạy học:

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Pháp luật là gì? Tại sao nói, pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung? Cho ví dụ.

3. Bài mới

Trong đời sống xã hội không thể không có pháp luật. Bởi pháp luật nó điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Vậy pháp luật có những bản chất nào và có mối quan hệ như thế nào với kinh tế và chính trị. Vậy để làm sáng tỏ nội dung này hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu tiếp tiết 2 bài

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất của pháp luật

GV đt câu hỏi:

2. Bản chất của pháp luật.

 

a. Bản chất giai cấp của pháp luật.

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan


Trường THPT Thừa Lưu                                  Giáo án GDCD 12

 

­ Em đã học về nhà nước và bản chất của nhà nước (GDCD11). Hãy cho biết, Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào?
HS trả lời:

GV nhắc lại:

GV hỏi: - PL thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp nào?

­ Việc ban hành pháp luật nhằm mục đích gì?

HS suy nghĩ và trả lời

GVKL: Nhà nước ban hành các quy định để định hướng cho xã hội, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, giữ gìn trật tự xã hội.

GV: Vậy bản chất giai cấp của pháp luật được biểu hiện như thế nào?

HS trả lời:

GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về bản chất giai cấp của pháp luật

HS lấy ví dụ:

GV hỏi: Phân tích bản chất giai cấp của pháp luật ở mỗi kiểu nhà nước khác nhau?

HS trả lời:

GVKL: Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào. Tuy nhiên mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó.

GV: Em hãy so sánh bản chất pháp luật đối với các kiểu nhà nước khác nhau? Cho ví dụ.

HS trả lời:

Nhà nước

Bản chất pháp luật

Phong kiến

Phục vụ lợi ích vua, quan lại

 

Tư bản

Thể hiện ý chí và phục vụ lợi ích của g/c tư sản

 

 

XHCN

Mang bản chất g/c công nhân, phục vụ lợi ích của toàn thể nhân dân lao động

GV nhận xét và kết luận: 

GV: Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện vì sự phát triển của xã hội cho nên pháp luật mang bản chất xã hội.

 

 

 

- PL mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động.

 

 

 

b. Bản chất xã hội của pháp luật
 

 

­ Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do tực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

 

­ Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội.

 

- Các quy phạm pháp luật được thể hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan


Trường THPT Thừa Lưu                                  Giáo án GDCD 12

 

GV đặt câu hỏi:

1. Thực tiễn đời sống xã hội bao gồm các lĩnh vực nào? Cho ví dụ

2. Thực tiễn đời sống xã hội phản ánh yêu cầu của con người? Cho ví dụ

3. Các quy phạm pháp luật được thực hiện như thế nào trong đời sống xã hội?

HS trả lời:

GV: Do đâu mà nhà nước phải đề ra pháp luật? Xem ví dụ SGK trang 8 để chứng minh câu hỏi.

HS trả lời:

GV: Vậy bản chất xã hội của của pháp luật được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ chứng minh?

HS trả lời:

GVKL và chuyển ý:

Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

Cho HS tìm hiểu nội dung về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

GV nhắc lại kiến thức năm lớp 10. Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật là gì?

- Đạo đức là quy tắc xử sự của con người phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của tập thể và của một cộng đồng.

- Tuy nhiên, ngoài quan niệm đạo đức của giai cấp cầm quyền, trong XH còn có quan niệm về đạo đức của các giai cấp, tầng lớp khác

GV: có ý kiến cho rằng “pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Cho ví dụ.

HS trả lời:

GVKL: Pháp luật và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh để hướng tới các giá trị xã hội giống nhau. Tuy nhiêm phạm vi điều chỉnh của pháp luật hệp hơn vì thế có thể coi nó là “đạo đức tối thiểu”...

GV: Theo em, giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau như thế nào?

HS trả lời: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trong quá trình xây dựng pháp luật luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật.

 

- Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức

 

- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật-công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan


Trường THPT Thừa Lưu                                  Giáo án GDCD 12

 

GV kết luận :

+ Được sinh ra trên cơ sở các quan hệ kinh tế

+ Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, cầm quyền.              

+ Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan điểm đạo đức.

 

4. Củng cố:

 Giải quyết các bài tập sau:

Bài tập 1: GV đưa ra một tình huống: Bình là một HS chậm tiến, thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm bài tập, cờ bạc, đánh nhau. Theo em ai có quyền xử lý những vi phạm của Bình? Căn cứ vào đâu để xử lý các hành vi đó? Trong các hành vi của Bình hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật?

Bài tập 2: làm bài tập 4 SGK trang 14

5. Dặn dò về nhà:

- Học bài và làm bài tập 5 SGK trang 15

 - Soạn phần còn lại của bài học

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan


Trường THPT Thừa Lưu                                  Giáo án GDCD 12

 

Tiết PPCT: 03   Ngày soạn: 25 /08/2013         Ngày dạy:

Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

 

BÀI 1 : PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiết 3)

I. Mục tiêu bài học : 

1. Về kiến thức:

- Giúp cho học sinh nắm được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội

2. Về kĩ năng:

- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật

3. Về thái độ:

- Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

-  Kĩ năng hợp tác

- Kĩ năng giải quyết vấn đề

- Kĩ năng tư duy phê phán

III/Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận lớp

- Thảo luận nhóm

- Xử lí tình huống

IV. Phương tiện dạy học:

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa

V. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Pháp luật có những bản chất nào? Em hãy so sánh mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?

3. Bài mới

Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của dân, do dân, vì dân. Vì vậy không thể không có pháp luật. Vậy pháp luật Việt Nam có những vai trò như thế nào? Đó là nội dụng tiết 3 bài 1 hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cơ bản

Hoạt động 1: Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

GV: Trong đời sống xã hội vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ.

Nhà nước quản lí xã hội, bằng các phương tiện của mình, tác động lên các quan hệ xã hội nhằm tổ chức, chỉ đạo các hoạt động phù hợp với lợi ích của cá nhân và nhà nước.

GV: Tiến hành thảo luận nhóm

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

 

 

 

a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

 

 

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan


Trường THPT Thừa Lưu                                  Giáo án GDCD 12

 

- Chia lớp thành 4 nhóm

- Quy định thời gian, địa điểm và giao câu hỏi

 

Nhóm 1: Để quản lí xã hội, nhà nước đã sử dụng các phương tiện khác nhau nào? Lấy ví dụ.

Nhóm 2: Vì sao nói nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất? Cho ví dụ.

Nhóm 3: Tại sao nói nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất? Cho ví dụ.

Nhóm 4: Nhà nước ta đã quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào?Cho ví dụ.

HS: Các nhóm thảo luận

HS: Cử đại diện trình bày

GV nhận xét và kết luận:

HS: Chép bài

GV: Cho HS đóng vai và xử lí tình huống

HS: Một HS đóng vai tổ trưởng dân phố, một HS đóng vai người vi phạm

GV: nhận xét và kết luận

GVKL: Thông qua các quy định trong các luật và văn bản dưới luật, pháp luật xác lập quyền của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện quyền của mình.

GV chuyển ý:

Hoạt động 2: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

GV: Ở nước ta các quyền của con người về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền của công dân, được quy định Hiến pháp và pháp luật

GV: Em hãy kể ra một số quyền của công dân mà em biết? Cho ví dụ.

HS trả lời:

GVKL: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tự do kinh doanh; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm,...

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu Điều 115 Bộ luật lao động (sửa đổi, bổ sung năm 2006) và thảo luận tình huống do GV đưa ra.

 

 

 

- Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển

 

- Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy quyền lực của mình, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong phạm vi cả nước.

 

- Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên phạm vi toàn xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan


Trường THPT Thừa Lưu                                  Giáo án GDCD 12

 

HS: Nghiên cứu điều luật

HS: Xử lí tình huống

Tình huống: Chị B có thai đã dến tháng thứ 8 mà công ty H vẫn buộc chị phải làm thêm mỗi ngày 2 giờ...Chị B đã làm đơn khiếu nại

Câu hỏi:

1. Căn cứ vào Điều 115 Bộ luật lao động thì công ty H làm như vậy có vi phạm pháp luật không?

2. Chị B làm đơn khiếu nại có đúng

không?

HS: Suy nghĩ và trả lời

GV nhận xét và kết luận

GV đặt câu hỏi:

1. Theo em, đối với công dân pháp luật có vai trò như thế nào?

2. Pháp luật thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bằng cách nào? Cho ví dụ.

HS trả lời:

GV nhận xét và kết luận:

GV: Em và gia đình đã thực hiện theo đúng pháp luật như thế nào?

HS trả lời:

GVKL: Pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội và cũng là phương tiện để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật

 

- Căn cứ vào các quy định của pháp luật, công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

 

4. Củng cố

- Yêu cầu HS nghiên cứu bài đọc thêm: May nhờ có tủ sách pháp luật

- Giải quyết tình huống sau:

5. Dặn dò về nhà:

- Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại ở SGK trang 14 và 15.

- Về nhà soạn trước phần còn lại của bài 1

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan


Trường THPT Thừa Lưu                                  Giáo án GDCD 12

 

Tiết PPCT: 04         Ngày soạn: 06/09/2013        Ngày dạy:

Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

                                                      

BÀI 2 : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học : 

1. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật

2. Về kĩ năng:

- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.

3. Về thái độ:

- Tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định của pháp luật.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng hợp tác

- Kĩ năng giải quyết vấn đề

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận lớp

- Thảo luận nhóm

- Xử lí tình huống

IV. Phương tiện dạy học:

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa

V. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Nhà nước đã quản lí xã hội băng pháp luật như thế nào? Cho ví dụ.

3. Bài mới

Để quản lí xã hội, nhà nước đã ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Vậy thế nào là thực hiện pháp luật? Pháp luật thực hiện thông qua những hình thức nào? Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu bài 2. Thực hiện pháp luật

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cơ bản

Hoạt động 1: Tìm hiểu thực hiện pháp luật

GV: Pháp luật được ban hành để hướng dẫn hành vi, điều chỉnh cách xử sự của mỗi cá nhân, tổ chức theo quy tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của nhà nước. Pháp luật chỉ thực sự đi vào đời sống nếu mỗi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các

quan hệ xã hội cụ thể... phù hợp với các quy định của pháp luật.

GV: Gọi 1 học sinh đọc ví dụ ở SGK trang 16

HS: Đọc

1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật.

 

a. Khái niệm thực hiện pháp luật

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

nguon VI OLET