GIÁO ÁN KHỐI 6 – TUẦN 11
KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO (1)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ HS nêu được khái niệm sáng tạo
+ Tự đánh giá được khả năng sáng tạo của bản thân.
+ HS trình bày được nguyên tắc hoạt động của 2 bán cầu não.
- Về kỹ năng:
+ HS thực hành một số bài tập để tăng khả năng sáng tạo
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tích cực rèn luyện tư duy sáng tạo và áp dụng trong học tập, cuộc sống.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- Photo nguyên tắc hoạt động của 2 bán cầu não; in ra các mảnh giấy - mỗi mảnh in một chức năng của 2 bán cầu não.
- Các bài tập kích thích tư duy sáng tạo (xem trong cột Hoạt động)
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (1 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
GV đặt câu hỏi:
- Bạo lực gia đình là gì?
- Khi trong gia đình có người đang căng thẳng, con sẽ làm gì?
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt

HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 15 phút.
- Phương pháp: hỏi đáp.
- Chuẩn bị:

- Giáo viên vẽ một hình tròn to lên bảng, sau đó vẽ tiếp một đoạn thẳng cắt ngang hình tròn đó (hình vẽ bên dưới). Sau đó hỏi học sinh: Các em tưởng tượng ra hình vẽ trên đây giống hình gì mà chúng ta có thể gặp trong cuộc sống?

- Học sinh tư duy và tưởng tượng rồi phát biểu, GV ghi vắn tắt lên bảng.
(Gợi ý: Hình trên có thể giống với:
+ Phần giữa của sân bóng.
+ Cái gáo múc nước.
+ Bát cơm và chiếc đũa đặt trên miệng bát.
+ Quả táo bị cái đũa xuyên qua.
+ Một người gầy đang lắc vòng.
+ Chiếc tăm cắm vào miếng xúc xích….)
- GV chốt và dẫn dắt vào bài: Trí tưởng tượng của các bạn rất tuyệt vời, từ một hình ảnh mà đã liên tưởng đến rất nhiều hình ảnh, đó chính là khả năng tư duy sáng tạo. Vậy tư duy sáng tạo là gì? Cơ chế hoạt động của bán cầu não như thế nào? Làm sao để kết hợp được cơ chế hoạt động của 2 bán cầu não nhằm tăng khả năng tư duy của mỗi người?
Để trả lời cho các câu hỏi này, chúng ta cùng đi nghiên cứu bài Kỹ năng tư duy sáng tạo (1).
(GV ghi tên đề bài lên bảng: Kỹ năng tư duy sáng tạo (1)
- HS ôn lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế vào bài học mới.

HĐ2: Trao đổi cặp đôi
- Thời gian: 15 phút
- Nội dung trọng tâm: Tìm hiểu khái niệm tư duy sáng tạo
- Phương pháp và KTDH: Trao đổi cặp đôi, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: phim.
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi: Tư duy sáng tạo là gì?
- Sau 3 phút, GV mời một số HS trả lời, GV ghi vắn tắt lên bảng và chốt bằng khái niệm:
Theo ông Tony Buzan, người có chỉ số sáng tạo cao nhất thế giới hiện nay thì “Sáng tạo là khả năng khởi tạo những ý tưởng mới, giải quyết vấn đề theo cách riêng của bạn và vượt trội về khả năng sử dụng trí tưởng tượng, cung cách ứng xử cũng như hiệu suất làm việc”.
(HS có thể nêu khái niệm trong Từ điển Tiếng Việt…)
- GV nhấn mạnh đến các từ khóa: Tư duy sáng tạo cần nhớ các từ khoa “ý tưởng mới”, “vượt trội”, “trí tưởng tượng” và “hiệu suất công việc”
( Chốt: Sáng tạo không phải là khả năng bẩm sinh, mà con người có khả năng rèn luyện để nâng cao.
HS nêu được khái niệm sáng tạo

HĐ3: Tự đánh giá khả năng sáng tạo
- Thời gian: 25 phút
- Nội dung trọng tâm: HS sử dụng bài tập để đánh giá khả năng sáng tạo của bản thân.
- Phương pháp và KTDH: sử dụng bài trắc nghiệm.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Bài trắc nghiệm.
GV: Trong vòng 5 phút, các em hãy viết thật nhanh vào vở tất cả những việc mà theo em, người ta có thể sử dụng một cái kẹp giấy để làm việc đó?
- HS tư
nguon VI OLET