GIÁO ÁN KHỐI 6 – TUẦN 12
KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO (2)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được cách tạo lập bản đồ tư duy
- Về kỹ năng:
+ Thực hành bản đồ tư duy giới thiệu các mùa trong năm
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tích cực ứng dụng bản đồ tư duy vào học tập, công việc.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- Photo các bước tạo lập bản đồ tư duy.
- Chuẩn bị giấy 5 tờ A0, bút màu; một số hình ảnh; phấn trắng; phấn màu; giấy A4.
- Chuẩn bị phim: https://www.youtube.com/watch?v=54_AFJGq9fM
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (1 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
GV đặt câu hỏi:
- Nêu các chức năng hoạt động của 2 BCN?

3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt

HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 15 phút.
- Phương pháp: Tổ chức trò chơi.
- Chuẩn bị: Một số tranh ảnh về bắt nạt học đường.

- GV yêu cầu HS: Mỗi người lấy giấy nháp và 2 cái bút (bút chì, bút bi… đều được).
- Sau khi có hiệu lệnh của GV, HS vẽ vào giấy nháp: Tay trái vẽ hình vuông, tay phải vẽ hình tròn theo thứ tự:
+ Lượt 1: Lần lượt từng tay vẽ.
+ Lượt 2: Cả 2 tay cùng vẽ trong 3 giây.
+ Lượt 3: Cả 2 tay cùng vẽ trong 2 giây.
- Hs so sánh hình vẽ lần 3 và lần 1 rồi chỉ ra sự khác nhau.
(Gợi ý: Lần 1, hình vẽ rõ ràng hơn, hình vuông và hình tròn đẹp hơn; lần 3, cả hình vuông và hình tròn đều giống nhau – không rõ hình vuông, không rõ hình tròn).
( GV chốt: Hôm trước các em đã nghiên cứu chức năng của 2 bán cầu não (BCN). Hôm nay, chúng ta chơi trò chơi vẽ hình này thì BCN trái chỉ huy tay bên phải, BCN phải chỉ huy tay bên trái. Chúng ta chưa quen để 2 BCN cùng hoạt động một lúc, nếu các em rèn luyện thì sẽ nâng cao khả năng tư duy sáng tạo lên gấp đô. Một trong những công cụ kết hợp hoạt động của 2 BCN đó là Bản đồ tư duy (hay còn gọi là Sơ đồ tư duy). ( GV ghi tên bài học lên bảng: KN tư duy sáng tạo (2).
- HS ôn lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế vào bài học mới.

HĐ2: Nghiên cứu tài liệu
- Thời gian: 15 phút
- Nội dung trọng tâm: Tìm hiểu cách tạo và luật tạo BĐTD.
- Phương pháp và KTDH: Nghiên cứu tài liệu.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Photo phụ lục 1 phát cho HS.
- GV phát cho HS tài liệu: Cách tạo và luật tạo bản đồ tư duy (Phụ lục 1 cuối giáo án), yêu cầu HS đọc trong vòng 5 phút.
- GV cho HS xem phim minh họa về cách tạo lập bản đồ tư duy theo đường link:
https://www.youtube.com/watch?v=54_AFJGq9fM

HS trình bày được cách tạo lập bản đồ tư duy


HĐ3: Thực hành xây dựng bản đồ tư duy
- Thời gian: 25 phút
- Nội dung trọng tâm: HS thực hành bản đồ tư duy
- Phương pháp và KTDH: Làm mẫu, quan sát, thực hành
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Giấy A4, A0, bút màu, hình ảnh minh họa, phấn trắng, phấn màu.
- GV giới thiệu một số hình ảnh về BĐTD:
  
- GV yêu cầu HS đọc theo hướng dẫn và vẽ bản đồ tư duy:
+ Ở giữa trang giấy vẽ một biểu tượng thể hiện nội dung chính.
+ Từ biểu tượng, vẽ các nhánh xung quanh, mỗi nhánh là một ý lớn, vẽ theo đường cong gợn sóng; mỗi nhánh một màu sắc khác nhau.
+ Từ các nhánh chính, vẽ các nhánh nhỏ. Mỗi nhánh nhỏ là một đường cong, cùng màu sắc với nhánh chính.
+ Tương tự chúng ta sẽ vẽ các nhánh nhỏ hơn và bản đồ tư duy của chúng ta là vô hạn.
+ Thêm từ khóa, hình ảnh vào các nhánh. Vậy là BĐTD của chúng ta đã hoàn thành.
nguon VI OLET