GIÁO ÁN KHỐI 6 – TUẦN 14
KỸ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ HS nêu được khái niệm cảm xúc.
+ Phân biệt được cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.
- Về kỹ năng:
+ Nhận biết được một số cảm xúc dựa vào biểu hiện của lời nói, khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể.
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tôn trọng cảm xúc của người khác.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- Luật chơi: Đi tìm báu vật.
- Hình ảnh về cảm xúc.
- Phiếu màu, băng dính, kéo.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (1 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Hãy nêu các yêu cầu của một mục tiêu?
- Em hãy chia sẻ về mục tiêu học tập của em trong năm học này?
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt

HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút.
- Phương pháp: Tổ chức trò chơi
- Chuẩn bị: Phim, câu hỏi.

- GV tổ chức trò chơi: Đi tìm báu vật
- Luật chơi:
+ GV mời 1 người chơi đứng lên bục giảng, quay mặt vào bảng. GV sẽ lấy 1 cây bút và đi xuống dưới lớp, đưa cây bút cho một HS bất kỳ.
+ Sau đó, GV có tín hiệu “bắt đầu” thì người chơi quay mặt trở lại.
+ Tất cả lớp vỗ tay theo nguyên tắc: Người chơi đi càng gần người cầm bút (báu vật) thì càng vỗ tay to và ngược lại, người chơi càng đi xa người cầm bút thì lớp vỗ tay nhỏ.
+ Nhiệm vụ của người chơi: Dựa vào tiếng vỗ tay để tìm ra được người đang cầm bút. Nếu tìm đúng thì thắng cuộc, nếu tìm sai hoặc không tìm ra thì thua cuộc.
+ Lưu ý: Cả lớp chỉ vỗ tay, không được nói hay có bất kỳ ám hiệu nào để “phím” cho người chơi.
- Sau 3 HS chơi, GV phỏng vấn người chơi:
+ Em cảm thấy thế nào khi em thắng cuộc/thua cuộc?
+ Cảm nhận (vui, buồn…) của em được gọi là gì? (cảm xúc).
( GV dẫn nhập vào bài: Mỗi chúng ta đều có những cảm xúc khác nhau. Có những cảm xúc tích cực và có cả những cảm xúc tiêu cực. Làm thế nào để kiểm soát được cảm xúc của mình? Đó là chủ đề của bài ngày hôm nay.
GV ghi tên bài lên bảng: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
- HS ôn lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế vào bài học mới.

HĐ2: Tìm hiểu về khái niệm cảm xúc
- Thời gian: 10 phút
- Nội dung trọng tâm: Cảm xúc là gì?
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận cặp đôi, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Các tình huống
- GV hỏi: Cảm xúc là gì?
- HS thảo luận cặp đôi rồi phát biểu.
- GV ghi vắn tắt câu trả lời của HS lên bảng rồi chốt:
Cảm xúc là cảm nhận của mỗi người trước sự vật, hiện tượng hoặc chính mình.
- GV nhấn mạnh từ “cảm nhận” để HS hiểu: cảm xúc là cảm nhận về mặt tâm lý nên nó khác với “cảm giác” về thể chất (đau, nhức, nhột...)
+ HS nêu được khái niệm cảm xúc.


HĐ3: Lấy ý kiến bằng phiếu màu
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Phân biệt các loại cảm xúc
- Phương pháp và KTDH: lấy ý kiến bằng phiếu màu, hỏi đáp, thuyết trình, trao đổi nhanh.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Giấy màu, băng dính.
- GV phát phiếu màu cho HS (1 tờ A4 có thể cắt làm 4 phiếu màu) và yêu cầu HS:
+ Hãy ghi vào phiếu màu các từ chỉ cảm xúc.
+ Mỗi phiếu màu chỉ ghi 1 đáp án.
- Sau 3 phút, GV mời HS lên bảng dán phiếu màu; sau đó mời 1 HS khác đọc nội dung ở các phiếu màu.
- GV chốt các từ chỉ cảm xúc là: Lo lắng, vui, buồn, tức giận, vui vẻ, thất vọng, tuyệt vọng, hối tiếc, hối hận, hạnh phúc, phấn khích, ngạc nhiên, oán giận, nghi ngờ, sợ hãi, nhục nhã
nguon VI OLET